Multimedia Đọc Báo in

Một số sự kiện đáng nhớ của Ngành Tổ chức xây dựng Đảng

10:06, 12/10/2010

- Đầu tháng 2-1930, thống nhất thành lập một Đảng Cộng sản ở Việt Nam, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là dấu ấn lịch sử đậm nhất đối với sự hình thành và phát triển công tác tổ chức của Đảng.
- Hội nghị BCH Trung ương lần thứ nhất quyết định, ở Trung ương được hình thành ba bộ: Tuyên truyền, Tổ chức kiêm giao thông (tiền thân của Ban Tổ chức Trung ương Đảng), Tài chính. Việc hình thành Bộ Tổ chức kiêm giao thông đánh dấu sự chuyển biến mới trong công tác tổ chức của Đảng.
- Giai đoạn 1936-1939: Các tổ chức của Đảng đã được củng cố và phát triển, đưa một số hoạt động của Đảng ra công khai, nửa công khai, hợp pháp, cử một số người ứng cử vào viện dân biểu, hội đồng quản hạt, hội đồng thành phố. Qua cao trào dân chủ 1936-1939, uy tín của Đảng được tăng cường, công tác tổ chức của Đảng được trưởng thành thêm một bước.
- Giai đoạn 1940-1945: Với sự lãnh đạo của Đảng, hơn 20 triệu nhân dân từ Bắc tới Nam đã đồng loạt vùng dậy tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây là thành tựu to lớn về công tác tổ chức của Đảng và về tổ chức phong trào cách mạng của quần chúng đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Giai đoạn 1945-1954: Công tác tổ chức và bảo vệ Đảng tập trung tổ chức thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ của cách mạng: củng cố, xây dựng và bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân; tiến hành tổng tuyển cử; gấp rút đào tạo đội ngũ cán bộ của Đảng, chính quyền, đoàn thể và lực lượng võ trang…. Ngày 16-4-1951, BCH Trung ương ra Nghị quyết về thành lập các Ban và Tiểu ban của Trung ương, trong đó có Ban Tổ chức Trung ương (trước đó là Ban Đảng vụ).
- Giai đoạn 1975-1986: Công tác tổ chức của Đảng tập trung giải quyết nhiều vấn đề cấp bách như xây dựng, củng cố hệ thống chính trị thống nhất, tổng tuyển cử, bầu Quốc hội của cả nước. Đại hội Đại biểu lần thứ V của Đảng (1982) nhấn mạnh 5 yêu cầu đối với công tác tổ chức của Đảng: bảo đảm thấu suốt đường lối; cải tiến sự lãnh đạo của Đảng gắn với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế; củng cố cơ sở đảng; đổi mới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, xây dựng đội ngũ cốt cán; phát huy truyền thống đoàn kết thống nhất trong Đảng.
- Giai đoạn từ năm 1986 đến nay: Tập trung đổi mới, chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; làm tốt 4 công tác quan trọng, gồm: giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân; tiếp tục đổi mới công tác cán bộ; xây dựng, củng cố các tổ chức cơ sở đảng; kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
*Ở Dak Lak, do đặc điểm của từng thời kỳ, công tác tổ chức xây dựng Đảng cũng có những điểm khác, gắn với quá trình tổ chức và lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh.
- Giai đoạn 1945-1954: Tháng 5-1945, “Ban lãnh đạo lâm thời” Đảng bộ Dak Lak được thành lập. Đầu năm 1947, Ban cán sự Đảng tỉnh được tổ chức lại theo Quyết định của BCH Đảng bộ Nam Trung bộ. Đến năm 1951, thành lập được hàng chục chi bộ xã, buôn với hàng trăm đảng viên là người dân tộc thiểu số.
- Giai đoạn 1954-1975: Tháng 11-1954, Ban cán sự Đảng bộ Dak Lak được thành lập. Năm 1966, Ban Tổ chức Tỉnh ủy được sắp xếp có các bộ môn cần thiết và một số tiểu ban chuyên trách.
- Từ 1975 đến nay: không ngừng củng cố, kiện toàn, thực hiện tốt chức năng là cơ quan tham mưu của cấp ủy trong công tác xây dựng và bảo vệ Đảng.

L.N (tổng hợp)

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.