Cách mạng Tháng Tám - những điểm nhấn lịch sử qua đánh giá của các nhà nghiên cứu nước ngoài
Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám, trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc một số sự kiện liên quan đến mốc son chói lọi này qua đánh giá của các nhà nghiên cứu nước ngoài.
Tác phẩm History Is A Weapon (Lịch sử là vũ khí) của nhà nghiên cứu lịch sử người Mỹ Howard Zinn vừa được Chính phủ Hoa Kỳ công bố theo Đạo luật tiết lộ thông tin. Ấn phẩm gồm nhiều chương, trong đó có chương 18 nói về vai trò của Mỹ đối với cuộc chiến tranh Việt Nam, đặc biệt là giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945 đến khi chiến tranh Việt Nam kết thúc tháng 4-1975. Theo tài liệu được xếp vào diện tuyệt mật này, từ năm 1964 đến năm 1972, các cường quốc đã sử dụng một nỗ lực quân sự tối đa, kể cả công nghệ, vũ khí hiện đại lẫn sức người, tiền bạc nhằm đánh bại một phong trào cách mạng dân tộc diễn ra tại một quốc gia nghèo, thuần nông nhưng cuối cùng vẫn bị thất bại, những con người “thuần nông - chính nghĩa“ đã chiến thắng bạo tàn. Đây cũng là giai đoạn tại Mỹ và phương Tây, phong trào phản chiến dấy lên mạnh hơn bao giờ hết buộc Mỹ và đồng minh phải rút khỏi bãi lầy chiến tranh Việt Nam.
Đoàn người biểu tình ngày 19-8-1945 trước cửa Bắc Bộ Phủ, Hà Nội. |
Một tài liệu khác liên quan đến Cách mạng Tháng Tám và Chiến tranh Đông Dương nằm trong bộ hồ sơ Nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam của Bộ Quốc phòng Mỹ (UDSV), xếp danh mục “tối mật" và đã được công khai qua báo cáo nổi tiếng mang tên Pentagon Papers (Báo cáo của Lầu Năm Góc) do hai nhà sử học là Daniel Ellsberg, Anthony Russo biên soạn. Báo cáo mô tả vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh như sau:... Ông Hồ là người có công lớn xây dựng lực lượng Việt Minh (Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội), tổ chức chính trị duy nhất phát triển trên toàn cõi Việt Nam, có khả năng chống lại hiệu quả đế quốc Nhật hay thực dân Pháp. Ông còn là nhà lãnh đạo tài ba, duy nhất trong thời gian diễn ra chiến tranh đã mang lại thắng lợi, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và thoát khỏi hoàn toàn khỏi chế độ thực dân, mở đầu kỷ nguyên mới, tiến tới thống nhất đất nước bằng chiến thắng lịch sử Mùa Xuân 1975.
Tháng 10-1946, quân Pháp tấn công cảng Hải Phòng, khởi nguồn một cuộc chiến kéo dài 9 năm giữa Việt Minh và Pháp. Sau chiến thắng của quân đội cách mạng Trung Quốc, ra đời nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (10-1949) và chiến tranh Triều Tiên diễn ra 5 năm sau đó, Mỹ bắt đầu tăng viện trợ cho Pháp. Đến năm 1954, Mỹ đã cung cấp trên 300.000 vũ khí nhỏ và súng máy, đủ để trang bị cho toàn bộ quân đội Pháp ở Đông Dương và chi thêm 1 tỷ USD viện trợ. Tổng thể, Mỹ đã cung cấp tới 80% tài trợ cho Pháp tham chiến trong cuộc chiến tranh Đông Dương nhưng cuối cùng vẫn không tránh khỏi thất bại mà điểm cuối là trận Điện Biên Phủ và 21 năm sau bằng Chiến dịch Mùa Xuân lịch sử, đội quân Việt Minh năm xưa do ông Hồ Chí Minh thành lập đã hoàn thành sứ mệnh thống nhất toàn vẹn lãnh thổ sau 3 thập kỷ đấu tranh trường kỳ và anh dũng.
Cách mạng Tháng Tám, bước ngoặt lịch sử của dân tộc Việt Nam - đó là nhận xét của nhóm các nhà sử học Jennifer Llewellyn, Jim Southey và Steve Thompson qua bài viết công bố trên tờ Alphahistory của Australia.
Theo nhóm tác giả, Cách mạng Tháng Tám có những điểm nhấn quan trọng: sự đầu hàng của đội quân Nhật Bản tháng 8-1945 đã tạo ra cơ hội cho Cách mạng Việt Nam, tạo một khoảng trống quyền lực có lợi cho người Việt; sự đầu hàng của người Nhật đã chuyển giao quyền lực cho người Trung Quốc ở miền bắc và người Anh ở miền nam; Chủ tịch Hồ Chí Minh và quân đội Việt Minh đã nhanh chóng chớp lấy thời cơ để tiến hành vũ trang giành độc lập; ở miền Nam, người Anh đã can thiệp cho quân đội và nhân viên của Pháp quay trở lại đã làm cho tình hình thêm rối ren, phức tạp.
D.H
(Theo Net/Historyisaweapon/Alphahistory - 2014/2015)
Ý kiến bạn đọc