Multimedia Đọc Báo in

Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ tại Di chỉ khảo cổ học Thác Hai

21:54, 08/05/2021

Ngày 7-5, Bảo tàng Đắk Lắk phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ tại Di chỉ Thác Hai, xã Ia Jlơi, huyện Ea Súp.

Từ ngày 28-3 đến 29-4, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã phối hợp với Bảo tàng Đắk Lắk tiến hành khai quật Di chỉ khảo cổ học Thác Hai thuộc thôn 6, xã Ia Jlơi, huyện Ea Súp. Đây là một di chỉ xưởng kết hợp cư trú và mộ táng. Trong đó, tính chất xưởng của di chỉ nổi lên một cách rõ rệt thông qua bộ sưu tập hàng nghìn tiêu bản mũi khoan và phác vật mũi khoan và các công cụ chế tác như rìu, bôn…

aaaa
Các đại biểu tham quan các hiện vật đã được khai quật

Trên cơ sở một số loại hình đồ gốm cùng đồ án hoa văn trang trí cũng như trình độ tinh xảo của những người thợ thủ công chế tác mũi khoan tại đây, bước đầu nhận định niên đại của Di chỉ khảo cổ học Thác Hai khoảng trên dưới 3.000 năm cách ngày nay, thuộc trung kỳ thời đại kim khí. Tầng văn hóa dày (2m) cho thấy giai đoạn cư trú khá dài, tính chất di chỉ khá ổn định…

aaaa
Một số hiện vật tại khai quật được tại Di chỉ Thác Hai

Những kết quả nghiên cứu và khai quật tại Di chỉ khảo cổ học Thác Hai là một trong những phát hiện mới và rất quan trọng của khảo cổ học Việt Nam. Với những tư liệu hiện có về những nền văn hóa hoặc di chỉ có cùng niên đại, có thể nói đây là lần đầu tiên ở Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, đã phát hiện được một công xưởng chế tác mũi khoan với quy mô lớn, chuyên môn hóa cao, trình độ kỹ thuật tinh xảo.

aaaa
Hố khai quật với kích thước 24m2 (4m x 6m), dài theo hướng Đông - Tây (Ảnh: Bảo tàng Đắk Lắk)

Sau khi nghe báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ tại Di chỉ Thác Hai, các đại biểu đã tập trung thảo luận các vấn đề: Hoàn thiện hồ sơ khoa học, bảo quản hiện vật, bảo tồn di chỉ…

Mai Sao

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.