Multimedia Đọc Báo in

Dân tộc Dao

11:05, 21/06/2011

Trong cộng đồng 54 dân tộc anh em ở nước ta, dân tộc Dao có nhiều nhóm địa phương như: Dao quần trắng, Dao quần chẹt, Dao tiền, Dao Thanh y, Dao đỏ, Mán, Trại, Xá, Dìu miền, Kiềm miền, Lù giang, Làn tẻn, Đại bản, Tiểu bản, Cốc ngáng, Cốc mùn, Sơn đầu. Dân số trên 620 nghìn người, đứng thứ 9 trong Bảng danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam.

Thiếu nứ Dao ở Hà Giang
Thiếu nữ Dao ở Hà Giang
Đồng bào Dao sống xen kẽ với các dân tộc anh em khác ở các khu vực: biên giới Việt-Trung, Việt-Lào và ở một số tỉnh Trung du và ven biển Bắc bộ. Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Mông-Dao và người Dao không có chữ viết riêng mà sử dụng chữ Hán đã được Dao hoá gọi là chữ Nôm-Dao.
Đám cưới của người Dao Đỏ ở Tuyên Quang
Đám cưới của người Dao Đỏ ở Tuyên Quang

Cô dâu trong ngày cưới
Cô dâu trong ngày cưới
Về lịch sử dân tộc Dao, hầu hết các nhóm Dao dều lưu truyền câu chuyện huyền thoại về Long Khuyển có tên gọi là Bàn Hồ( hoặc Bàn Hộ) là thuỷ tổ của dân tộc Dao. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam và Trung Quốc, địa bàn cư trú cổ của người Dao là vùng đất Ngũ Khê thuộc đất Châu Dương, Châu Kinh của Đông Việt (nay thuộc phần đất của tỉnh Giang Tô, An Huy, Chiết Giang, Giang Tây và Hồ Nam của Trung Quốc ngày nay). Người Dao di cư đến Việt Nam theo nhiều đợt khác nhau từ khoảng cuối thế kỷ 14 đến cuối thế kỷ 19. Địa bàn cư trú của người Dao ở cả 3 vùng: Vùng cao, vùng giữa và vùng thấp, nhưng chủ yếu là cư trú ở độ cao trung bình 200 mét so với mực nước biển. Người Dao sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nương và làm lúa nước.
Thầy cúng và đàn nhạc trong sinh hoạt tôn giáo của người Dao
Thầy cúng và đàn nhạc trong sinh hoạt tôn giáo của người Dao

 

Ngoài ra còn trồng một số cây màu như ngô, đậu, sắn... và phát triển nghề trồng cây công nghiệp như quế, hồi, trẩu, thảo quả... kỹ thuật canh tác hiện nay có nhiểu tiến bộ do biết áp dụng khoa học kỹ thuật và nhanh nhạy trong nắm bắt thị trường. Ngoài ra người Dao cũng rất chú trọng tới chăn nuôi gia súc (trâu, bò, dê, lợn) và gia cầm các loại để dùng trong các dịp lễ tục truyền thống hoặc khi ma chay, cưới hỏi, lễ tết. Bên cạnh đó cũng duy trì một số nghề thủ công truyền thống như dệt vải, rèn, làm giấy, ép tinh dầu... đặc biệt người Dao còn rất giỏi về y học cổ truyền thông qua cách chế biến và sử dụng thảo dược.

Trẻ em Dao Đỏ
Trẻ em Dao Đỏ

 

 Nhà ở của người Dao có 3 loại khác nhau: nhà sàn; nhà nửa sàn nửa đất và nhà đất (nhà trệt). Hiện nay do hầu hết diện tích rừng bị thu hẹp và được quản lý nghiêm ngặt nên nguồn nguyên vật liệu làm nhà khan hiếm. Thời gian gần đây đồng bào chủ yếu làm nhà trệt hộ nghèo nhà ở dột nát được nhà nước hỗ trợ kinh phí làm nhà ở mới theo Chương trình 134 goặc chương trình định canh định cư.

Một cách búi tóc trang điểm đặc biệt của người Dai
Một cách búi tóc trang điểm đặc biệt của người Dao

 

 Về y phục, đàn ông trước kia thường để tóc dài và búi sau gáy hoặc để chỏm tóc trên đỉnh đầu, nay hầu như để tóc ngắn, họ mặc quần màu chàm đen, áo ngắn tay hoặc dài tay màu chàm đen có trang trí một số hoạ tiết đỏ. Trang phục phụ nữ phong phú hơn, giữ được nhiều nét trang trí hoa văn truyền thống, họ để tóc dài và búi lên sau đó đội đầu bằng khăn truyền thống theo trang phục của từng nhóm địa phương. Cô dâu trong ngày cưới đội khăn hoặc mũ truyền thống màu đỏ, chủ rể không đi rước dâu mà ở nhà chờ đón dâu về, việc rước râu do ông Mờ (người của họ nhà gái chịu trách nhiệm đưa cô dâu về nhà chồng) đảm nhiệm. Người Dao hiện vẫn duy trì tục ở rể dưới hai hình thức: ở rể có thời hạn và ở rể vĩnh viễn. Trong quan hệ gia đình, hiện nay người Dao duy trì loại hình gia đình hai thế hệ hoặc ba thế hệ, người chồng giữ vai trò là chủ gia đình, người vợ làm công việc đồng áng và nội trợ.

Trang phục của người Dao ở Quảng Ninh
Trang phục của người Dao ở Quảng Ninh

 

 

Thiếu nữ Dao Đại Bản
Thiếu nữ Dao Đại Bản
Về ma chay cũng vẫn còn duy trì nhiều tập tục tốn kém và phức tạp, ở một vài vùng người chết từ 12 tuổi trở lên được hoả táng nhưng chủ yếu vẫn là địa táng. Về tín ngưỡng, người Dao theo tín ngưỡng đa thần và hàng năm duy trì nhiều lệ thờ cúng thần linh, ma quỉ do vậy trong năm tổ chức cúng lễ khá tốn kém.
Làm đẹp trước lúc đi chợ
Làm đẹp trước lúc đi chợ

 

Người Dao ở Lào Cai
Người Dao ở Lào Cai
 Người Dao có 12 họ chính (thập nhị tính) và họ Bàn vẫn là họ gốc của người Dao. Trong quan hệ cộng đồng, người Dao giữ mối liên hệ họ hàng chặt chẽ và thông qua tên đệm để xác định dòng họ, vai vế của người đó trong quan hệ dòng họ. Ngày nay đội ngũ trí thức và cán bộ công chức của dân tộc Dao được quan tâm phát triển về cả số lượng và chất lượng, nhiều người tham gia và giữ cương vị trọng trách trong cấp uỷ, chính quyền ở địa phương, một số tham gia vào Ban chấp hành Trng ương Đảng hoặc tham gia Quốc hội.
Kèn đồng của người Dao ở Yên Bái
Kèn đồng của người Dao ở Yên Bái

 

Người Dao Đại Bản trong ngày hội
Người Dao Đại Bản trong ngày hội
 Người Dao và nhiều dân tộc thiểu số anh em khác ở nước ta được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, thông qua nhiều chính sách ưu đãi và các chương trình dự án đầu tư nên đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được cải thiện phát triển bền vững.

Đ.T (Giới thiệu)

Nguồn Việt Nam hình ảnh cộng đồng 54 dân tộc - NXB Văn hóa dân tộc

 


 

 


Ý kiến bạn đọc


Xem thêm

Dân tộc Cơ-tu
10:55, 13/06/2011
Dân tộc Cơ-tu
10:55, 13/06/2011
Dân tộc Cờ Lao
10:31, 09/06/2011
Dân tộc Cờ Lao
10:31, 09/06/2011
Dân tộc Cơ-ho
09:13, 08/06/2011
Dân tộc Cơ-ho
09:13, 08/06/2011
(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.