Multimedia Đọc Báo in

Giới thiệu tuyến, điểm du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Chư Yang Sin

07:18, 26/09/2015

Nằm ở điểm cuối cùng của dãy Trường Sơn thuộc khu vực Nam Tây Nguyên và là một phần của Vùng chim đặc hữu của Cao Nguyên Đà Lạt, Vườn Quốc gia Chư Yang Sin có hệ sinh thái thực vật đa dạng, độc đáo và có tính đặc hữu cao.

Địa hình Vườn quốc gia Chư Yang Sin được chia cắt mạnh và được rừng che phủ trên đai cao (từ khoảng 600m đến 2.442m), tạo nê hệ thống núi non hùng vĩ với hơn 40 dãy núi cao, thấp khác nhau, có nhiều sườn dốc, những thảm rừng mênh mông và nhiều suối, ghềnh, thác đan xen, trùng điệp. Trong đó, dãy Chư Yang Sin chạy theo hướng Đông – Tây, chia Vườn thành hai khu Bắc – Nam, là dãy núi cao nhất, với đỉnh cao 2.442m. Đỉnh Chư Yang Sin đã được mệnh danh là "nóc nhà" thứ hai của Tây Nguyên, sau đỉnh Ngọc Linh ở tỉnh Kon Tum. Với tiềm năng thiên nhiên, văn hóa phong phú, Vườn Quốc gia Chư Yang Sin có thể tổ chức đa dạng các loại hình du lịch như: tham quan nghiên cứu; trekking chinh phục đỉnh Chư Yang Sin 2.442 m; du lịch văn hóa cộng đồng; tham qua rừng và quan sát chim, thú hoang dã... 

Để từng bước khai thác các loại hình kinh doanh du lịch, Vườn Quốc gia đã giới thiệu  tuyến du lịch dã ngoại từ trung tâm TP. Buôn Ma Thuột - thác Krrông Kma - hồ thủy điện Krông Kma - suối ngã ba Hương Lời. Tuyến này có nhiều bãi đá bằng phẳng, với nhiều suối nước trong rất thích hợp cho thư giãn, ngắm cảnh, dã ngoại cuối tuần. 

Dưới đây là một số hình ảnh Dak Lak online xin giới thiệu đến độc giả

Hồ Thủy điện Krông Kma xanh thẳm giữa bạt ngàn rừng núi
Hồ Thủy điện Krông Kma xanh thẳm giữa bạt ngàn rừng núi

 

Đường dẫn vào rừng có thể đi bằng xe đạp địa hình để tham quan
Đường dẫn vào rừng có thể dùng xe đạp địa hình để tham quan

 

sdfsd
Suối nước trong xanh với nhiều bãi đá đẹp

 

hdgdf
Tham quan rừng ranh 

 

sds
Và chiêm ngưỡng hoa rừng

 Lê Hương


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.