Multimedia Đọc Báo in

Lễ hội dân gian là hạt nhân của Festival Cồng chiêng Tây Nguyên - 2018

17:18, 13/11/2018

Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên - 2018 sẽ diễn ra tại tỉnh Gia Lai từ ngày 30-11 đến ngày 2-12 với nhiều hoạt động văn hóa, du lịch phong phú, đặc sắc của 5 tỉnh trong khu vực cùng nhiều bộ, ngành Trung ương tham gia.

Theo Ban tổ chức, ngoài 2 chương trình nghệ thuật diễn ra trong Lễ khai mạc và bế mạc tại Quảng trường Đoàn kết (TP. Pleiku), Festival sẽ đặc biệt chú trọng tổ chức phục dựng, thực hành các nghi lễ và lễ hội dân gian của các dân tộc Sê đăng, Bana, Jẻ Stiêng, Jarai, Êđê, M’nông, Mạ, Churu và K’ho.

Hát múa...
Hát múa dân gian dân tộc Bana. (Ảnh minh hoạ)

Qua đó tái hiện lại một cách chân thực, sinh động Không gian Văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên với mục đích mang lại cho du khách và bạn bè quốc tế cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn về giá trị Di sản phi vật thể nhân loại được UNESCO vinh danh vào năm 2005.

Được biết, nhân sự kiện này, Đoàn nghệ nhân, nghệ sĩ Đắk Lắk sẽ lựa chọn một số lễ hội dân gian tiêu biểu của người Êđê, M’nông để phục dựng và trình diễn hát múa trên nền nhạc chiêng truyền thống.   

Trong khuôn khổ Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên - 2018, còn diễn ra các hoạt động: Lễ hội đường phố; Trình diễn nghệ thuật chỉnh chiêng; Tạc tượng gỗ dân gian, đan lát, dệt thổ cẩm; Diễn xướng sử thi; Triển lãm ảnh về Không gian Văn hóa Cồng chiêng; Hội thảo bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.

Logo..
Logo chính thức cho kỳ Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên - 2018

Đến nay, tỉnh Gia Lai đã cơ bản hoàn thiện các chương trình, hoạt động phục vụ cho sự kiện văn hoá quan trọng này. Đầu tháng 11 này, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đã ra Quyết định công bố logo chính thức cho Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên - 2018 sau hơn 3 tháng tổ chức thi tuyển và chọn lựa.
                                                                                    

Phương Đình
 
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.