Multimedia Đọc Báo in

Thông điệp từ những chiếc trống đồng

07:55, 19/05/2019

Thời gian qua, Bảo tàng Đắk Lắk phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam và nhiều đơn vị liên quan thăm dò và khai quật hơn 40 chiếc trống đồng trên địa bàn các huyện Krông Năng, Ea Kar và M’Đrắk… Hiện một số chiếc trống đồng được trưng bày, giới thiệu tại Bảo tàng Đắk Lắk phục vụ khách tham quan.

Những chiếc trống đồng được phát hiện trên vùng đất này gửi đến chúng ta thông điệp gì? Ông Trần Quang Năm, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh cho rằng nó có ý nghĩa rất lớn, góp phần gợi lên đời sống của cư dân vùng Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng cách đây hàng nghìn năm lịch sử. Những chiếc trống đồng được tìm thấy có niên đại từ 2.000 – 2.500 năm trước đồng nghĩa với việc cư dân ở vùng đất sơn nguyên kia đã có đời sống văn hóa, xã hội khá phát triển, nhất là trong giao thương, qua lại và trao đổi với những vùng miền khác từ rất sớm.

Các cơ quan chức năng tìm cách  phục hồi trống đồng  bị hư hại  được tìm thấy ở Đắk Lắk để trưng bày tại Bảo tàng tỉnh.
Các cơ quan chức năng tìm cách phục hồi trống đồng bị hư hại được tìm thấy ở Đắk Lắk để trưng bày tại Bảo tàng tỉnh.

TS. Lương Thanh Sơn, nguyên Giám đốc Bảo tàng tỉnh cũng đồng ý với điều đó và khẳng định: Cư dân thời tiền sử ở vùng đất này phát triển không thua kém gì so với các vùng miền khác ở khu vực Đông Nam Á. Điều đặc biệt là từ những chiếc trống đồng ấy đã khẳng định Tây Nguyên không phải là một vùng biệt lập như mọi người vẫn nghĩ. Văn hóa Việt cổ đã từng xuất hiện sớm ở Tây Nguyên thông qua hoạt động trao đổi, mua bán các vật dụng phục vụ đời sống sinh hoạt giữa người Việt cổ với nhiều bộ tộc sinh sống từ rất lâu đời trên vùng đất này. Ngoài những chiếc trống đồng được cho là của người Việt cổ được phát hiện, còn có rất nhiều di vật nữa như gốm sứ, vật dụng sinh hoạt và công cụ sản xuất bằng đồng của người Việt cổ, người Chăm lẫn cư dân tại chỗ cũng được tìm thấy ở Krông Bông, Lắk, Cư Kuin ngày nay càng chứng tỏ, củng cố cho nhận định trên.   

 
“Tây Nguyên đã hình thành và phát triển ít nhất từ thế kỷ XI-XIV. Càng không thể khẳng định Tây Nguyên chỉ tồn tại xã hội tù trưởng trong thời cổ đại với quyền năng và sự chi phối độc tôn của Vua Nước, Vua Lửa. Cho dù huyền sử đã nói nhiều về điều đó, nhưng nó chỉ là “di ảnh” của quá khứ khép kín”.
 
TS. Nguyễn Khắc Sử, Viện Khảo cổ học Việt Nam

Theo  TS. Lương Thanh Sơn, đó là chưa kể nhiều di tích kiến trúc, văn hóa Chăm cũng được tìm thấy rải rác ở các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai (Tháp Yang Prông ở huyện Ea Súp, Khu quần thể kiến trúc Chăm ở huyện Krông Ana; tháp Yang Mum, đền Drang Lai và thành Quai King ở huyện Ayun Pa) được xây dựng từ thế kỷ XI – XIII, cho thấy một Tây Nguyên hàng nghìn năm trước đã có sự giao thoa kinh tế - văn hóa rộng mở, sâu đậm với những vùng cư dân khác - từ người Việt cổ ở đồng bằng Bắc Trung bộ cho đến người Chăm vùng Duyên hải - Nam Trung bộ .   

Mới đây, từ di chỉ khảo cổ học Lung Leng (tỉnh Kon Tum), TS. Nguyễn Khắc Sử (Viện Khảo cổ học Việt Nam) cũng đã vén lên bức màn lịch sử về Tây Nguyên đã từng tồn tại một thời đại đồng thau với một số trung tâm luyện kim có trình độ, kỹ thuật không thua kém vùng Trung du và đồng bằng Bắc bộ. Di chỉ Lung Leng, An Khê (tỉnh Gia Lai) hay Giang Sơn (tỉnh Đắk Lắk) là minh chứng xác thực khi người ta tìm thấy nhiều khuôn đúc đồng (lưỡi rìu, vòng đeo) có xỉ đồng bám theo, chứng tỏ ở đó đã từng tồn tại xưởng đúc đồng có quy mô cách đây hơn 2.000 năm.   

Công tác thám sát và khảo cổ để tiếp tục phát hiện trống đồng được Bảo tàng tỉnh thực hiện tại địa bàn huyện Krông Năng.
Công tác thám sát và khảo cổ để tiếp tục phát hiện trống đồng được Bảo tàng tỉnh thực hiện tại địa bàn huyện Krông Năng.

Có thể nói, từ những chiếc trống đồng được tìm thấy đến nhiều hiện vật, cứ liệu được phát hiện trên vùng đất Tây Nguyên đã hé mở dần lịch sử tồn cư của vùng đất này. Rằng, Tây Nguyên hàng nghìn năm trước đã dung nạp và dung hòa nhiều nền văn minh khác nhau để làm nên bức tranh đa sắc màu cho mình trong tiến tiến trình phát triển và hội nhập từ xa xưa cho đến ngày nay.

                         Đình Đối


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.