Multimedia Đọc Báo in

Gần 1.000 học viên tham gia học đánh cồng chiêng

18:17, 26/10/2020

Từ năm 2016 đến năm 2020, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) và các địa phương đã tổ chức 122 lớp truyền dạy đánh cồng chiêng cho hơn 1.000 học viên trên địa bàn tỉnh.

Trong đó, Sở VH-TT-DL mở 8 lớp truyền dạy đánh cồng chiêng cho con em đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện: Krông Bông, Cư Kuin, Krông Búk, Lắk nhằm phát hiện những em có năng khiếu về khả năng thẩm âm các loại chiêng, kỹ năng sử dụng chiêng để kế thừa các nghệ nhân đã lớn tuổi; 2 lớp dành cho đối tượng là cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật trên địa bàn tỉnh; lớp cho học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số tại Trường Đại học Tây Nguyên. Ngoài ra còn phối hợp tổ chức 1 lớp truyền dạy sử thi và nghệ thuật hát kể sử thi (kể khan) cho con em đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Ea Tul, huyện Cư M'gar.

aaaa
Các học viên lớp tập huấn, xây dựng chương trình lễ hội và truyền dạy đánh chiêng - nhạc cụ dân tộc năm 2020 do Trung tâm Văn hóa tỉnh tổ chức trình diễn tại buổi bế mạc

Bên cạnh đó, các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức được 110 lớp truyền dạy đánh cồng chiêng trẻ để các em tiếp tục kế nghiệp các nghệ nhân lớn tuổi, góp phần bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cồng chiêng . 

Mai Sao


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.