Tổng kết 5 năm thực hiện Đề án bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk
Giám đốc Sở VH-TT-DL Thái Hồng Hà phát biểu khai mạc Hội nghị |
Từ năm 2016 đến nay, có 26 bộ chiêng được cấp cho các cộng đồng, dân tộc thiểu số tại chỗ; mở 12 lớp học truyền dạy kỹ năng diễn xướng cồng chiêng, chỉnh sửa chiêng cho gần 500 học viên và nghệ nhân am hiểu văn hóa cồng chiêng; khảo sát, nghiên cứu và tái hiện hơn 120 nghi lễ, lễ hội truyền thống gắn bó mật thiết với cồng chiêng; sưu tầm, bảo tồn hàng chục bài chiêng cổ để trên cơ sở đó động viên, khuyến khích các nghệ nhân kế thừa, sáng tạo nhiều bài chiêng mới, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân trong đời sống đương đại.
Đại biểu tham dự Hội nghị |
Đặc biệt, ngành Văn hóa đã tham mưu cho chính quyền địa phương xét chọn, trình cấp thẩm quyền phê duyệt, công nhận danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” cho 24 nghệ nhân có đóng góp và cống hiến xuất sắc trong công tác bảo tồn, phát huy vốn di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh, trong đó có cồng chiêng.
Nghệ nhân Ama H'Loan (buôn Akô Dhông, TP. Buôn Ma Thuột) chia sẻ tâm tư, tình cảm trong việc bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng |
Sở VH-TT-DL đã tham mưu UBND tỉnh hoàn thiện 3 hồ sơ khoa học đề nghị Bộ VH-TT-DL xem xét, đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia (bao gồm: Nghi lễ vòng đời của dân tộc M’nông ở huyện Lắk; Các bài chiêng cổ của dân tộc Êđê ở huyện Ea H’leo và Lời nói vần của dân tộc Êđê ở huyện Cư M’gar).
Phó Chủ tịch UBND tỉnh H' Yim Kđoh trao Bằng khen của UBND tỉnh tặng các tập thể đạt thành tích xuất sắc về “Bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk”, giai đoạn 2016 - 2020. |
Nhân dịp này, UBND tỉnh đã tặng Bằng khen cho 7 tập thể, 6 cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc triển khai, thực hiện Nghị quyết số 05/2016/NQ-HĐND, ngày 30-8-2016 của HĐND tỉnh về “Bảo tồn, phát huy Văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk”, giai đoạn 2016 - 2020.
Ý kiến bạn đọc