Multimedia Đọc Báo in

"Bản sắc trong thế giới hội nhập" là chủ đề của Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017

15:33, 07/01/2017

Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017 (lồng ghép với Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ VI-2017) diễn ra từ ngày 8 - 12-3-2017 tại TP. Buôn Ma Thuột được UBND tỉnh chọn chủ đề “Bản sắc trong thế giới hội nhập”.

Cồng chiêng...
Cồng chiêng người Êđê ở Đắk Lắk...

Được biết, Liên hoan sẽ thu hút 5 đoàn nghệ nhân cồng chiêng của các dân tộc Êđê, Mường (Đắk Lắk), M’nông, Mạ (Đắk Nông), Jarai, Bana (Gia Lai), Sê đăng, Rơ mâm (Kon Tum) và K’ho, Chu ru (Lâm Đồng) tham gia. Liên hoan lần này, các đoàn nghệ nhân mỗi tỉnh trong khu vực Tây Nguyên sẽ phục dựng, giới thiệu 1 nghi thức, nghi lễ đặc sắc của người dân tộc thiểu số tại chỗ, qua đó trình tấu cồng chiêng kết hợp với múa hát dân gian và các hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng khác.

và...
và cồng chiêng của người Sê đăng-Kon Tum sẽ góp mặt tại Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên 2017 (Ảnh minh họa)

Địa điểm diễn ra Liên hoan, ngoài đêm khai mạc và bế mạc được tổ chức tại Quảng trường trung tâm TP. Buôn Ma Thuột, cồng chiêng cùng các nghi thức lễ hội truyền thống còn ngân lên tại Buôn Akô D’hông (phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột) và Trung tâm tổ chức sự kiện tại xã Krông Na, huyện Buôn Đôn.
                                                                                             

Phương Đình


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.