Multimedia Đọc Báo in

Lùi thời điểm bắt đầu năm học mới đến ngày 15-9

19:53, 02/09/2021

Chiều 2-9, UBND tỉnh đã ban hành công văn số 8415/UBND-KGVX về việc lùi thời gian năm học 2021 – 2022.

Theo đó, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh; đồng thời thực hiện Công điện 848/CĐ-BGDĐT ngày 30-8-2021 của Bộ GD-ĐT về việc tổ chức khai giảng và chuẩn bị cho năm học mới trong tình hình dịch bệnh phức tạp, UBND tỉnh thống nhất tổ chức khai giảng chung bằng hình thức trực tuyến hoặc trên truyền hình vào ngày 5-9-2021;

Tạm thời lùi thời điểm bắt đầu năm học mới đến ngày 15-9-2021 để tập trung vào công tác phòng chống dịch, đồng thời để ngành Giáo dục và người dân có thời gian chuẩn bị thật tốt mọi điều kiện để triển khai năm học mới.

Học sinh làm quen với học trực tuyến tại nhà. (Ảnh minh họa)
Học sinh trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột học trực tuyến tại nhà. (Ảnh minh họa)

UBND tỉnh giao Sở GD-ĐT chuẩn bị kịch bản khai giảng năm học trình UBND tỉnh chậm nhất trong ngày 3-9-2021 để xem xét phê duyệt đảm bảo việc triển khai thực hiện phù hợp với tình hình dịch bệnh.

Ngành GD-ĐT xây dựng phương án học trực tuyến cụ thể, chủ động, linh hoạt phù hợp với từng cấp học, từng khu vực, điều kiện thực tế của người dân, đặc biệt là người dân ở vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn để việc dạy học trực tuyến đảm bảo chất lượng, hiệu quả; báo cáo phương án về UBND tỉnh chậm nhất trong ngày 6-9-2021.

Sở GD-ĐT phối hợp với Sở Y tế tổ chức tập huấn cho đội ngũ giáo viên về công tác đảm bảo an toàn phòng chống dịch trong trường học để sẵn sàng phương án học trực tiếp khi tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh được kiểm soát.

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng phương án tuyển sinh, giảng dạy và học tập trực tuyến theo đúng quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Lan Anh
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.