Multimedia Đọc Báo in

Đắk Lắk có 7 thiết bị và mô hình tham gia Hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc lần thứ VII năm 2022

10:21, 11/10/2022

Tham gia Hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn lần thứ VII năm 2022 do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) phối hợp với UBND tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức, Đoàn Đắk Lắk có 3 đơn vị, với 7 thiết bị và mô hình.

Cụ thể, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Đắk Lắk có mô hình thực tập mạng LAN, mô hình dàn trải máy in 3D và bộ thực hành cảm biến; Trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên có mô hình quản trị hệ thống mạng, mô hình điều khiển cân bằng và máy lắp ráp linh kiện SMD tự động; Trường Trung cấp Đắk Lắk có mô hình dàn trải máy tính và hệ thống mạng.

Ban Tổ chức trao cờ lưu niệm cho các đoàn tham gia Hội thi.
Ban Tổ chức trao cờ lưu niệm cho các đoàn tham gia Hội thi.

Được biết, Hội thi thiết bị đào tạo tự làm lần thứ VII năm 2022 diến ra từ ngày 10 đến ngày 14/10/2022 tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Hội thi năm nay có 57 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham gia, với 381 thiết bị của 191 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Các thiết bị được đăng ký dự thi tập trung ở 4 nhóm nghề: Công nghệ kỹ thuật điện; điện tử và viễn thông; công nghệ kỹ thuật cơ khí; máy tính và công nghệ thông tin; 

Đoàn Đắk Lắk chụp hình lưu niệm tại buổi Khai mạc Hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc lần thứ VII năm 2022.
Đoàn Đắk Lắk chụp hình lưu niệm tại buổi Khai mạc Hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc lần thứ VII năm 2022.

Mục tiêu của Hội thi nhằm phát huy tiềm năng, trí tuệ của giáo viên, học sinh, sinh viên và cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc tự làm thiết bị đào tạo. Đây cũng là cơ hội để các cơ sở giáo dục trao đổi, học hỏi lẫn nhau về kinh nghiệm sáng chế, cải tiến và sử dụng thiết bị đào tạo. Qua cuộc thi sẽ lựa chọn các thiết bị đào tạo tự làm có chất lượng để áp dụng rộng rãi trong công tác dạy và học.

Hoàng Tuyết

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.