Multimedia Đọc Báo in

UBND tỉnh hướng dẫn hàng hóa, dịch vụ thiết yếu áp dụng đối với các địa bàn thực hiện giãn cách xã hội

20:28, 03/08/2021

Ngày 3-8, UBND tỉnh đã có công văn số 7232/UBND-KT gửi các sở, ban, ngành thuộc tỉnh, UBND TP. Buôn Ma Thuột và UBND huyện Cư Kuin hướng dẫn hàng hóa, dịch vụ thiết yếu áp dụng đối với các địa bàn thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31-3-2021 của Thủ tướng Chính phủ. 

Cụ thể, về hàng hóa thiết yếu, nhóm lương thực, thực phẩm bao gồm các mặt hàng theo danh mục tại các phụ lục đính kèm Công văn số 1481/BCT-TTTN ngày 27-7-2021 của Bộ Công Thương (chi tiết tại phụ lục đính kèm). Nhóm nguyên vật liệu phục vụ sản xuất gồm sắt, thép, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vật tư nông nghiệp. Nhóm nhiên liệu, năng lượng gồm xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, than…

Các nhu yếu phẩm cần thiết gồm: vật tư y tế, thuốc chữa bệnh, khẩu trang, sản phẩm dùng để tẩy rửa, diệt côn trùng, vệ sinh cá nhân, nước kháng khuẩn, giấy vệ sinh, băng vệ sinh, bỉm, tã, các sản phẩm kế hoạch hóa gia đình, sản phẩm dùng để tắm, giặt, gội. 

Các thực phẩm thiết yếu bán tại Chợ Trung tâm TP. Buôn Ma Thuột.
Chợ Trung tâm TP. Buôn Ma Thuột đủ nguồn cung thực phẩm thiết yếu.

Nhóm hàng mặt hàng khác theo nhu cầu phục vụ sản xuất, sinh hoạt của địa phương gồm: gạo tẻ, gạo nếp, vừng, đậu, ngô, nước uống, đồ uống các loại đóng chai/lon/thùng, các vật dụng bảo đảm sức khỏe của người dân (chiếu, gối, chăn, màn, thiết bị gia dùng, vật tư văn phòng phẩm, thiết bị điện nước, các vật dụng dùng để che chắn giọt bắn và hạn chế tiếp xúc như tấm nilon, meca, kính, bạt).

UBND tỉnh giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, có trách nhiệm hướng dẫn việc triển khai thực hiện công văn này trên địa bàn tỉnh. 

Kim Oanh

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.