Multimedia Đọc Báo in

Làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp

06:08, 24/03/2022

Năm 1987, anh Nguyễn Tài Tiến vào làm việc tại Nông trường Cà phê Krông Jing, huyện M’Drắk, đến năm 1996 thì chuyển về Xí nghiệp vật liệu xây dựng D20 (nay thuộc thôn 18, xã Cư M'ta, huyện M’Drắk) rồi xây dựng gia đình và sinh sống tại địa phương.

Những ngày đầu lập nghiệp với bao khó khăn, vất vả trên vùng đất mới nhưng vợ chồng anh Tiến không nản chí, đi làm thuê, làm mướn, khai hoang lấy đất trồng hoa màu, chăn nuôi thêm gia súc, gia cầm cải thiện đời sống. Để chăn nuôi hiệu quả, anh Tiến tích cực tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi; thường xuyên tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm qua sách, báo để áp dụng vào thực tế sản xuất của gia đình.

Anh Tiến thôn 18 xã Cư Mta chăm sóc vườn cây ăn trái.

Năm 1996, tình cờ biết chương trình trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc (Chương trình 327), anh Tiến tập trung khai khoang mở rộng diện tích để trồng rừng nguyên liệu. Từ vài sào đất ban đầu, đến nay gia đình anh đã có trên 20 ha đất trồng keo lai. Theo anh, trồng rừng nguyên liệu chỉ vất vả trong 2 năm đầu, khi cây đã khép tán thì chỉ đợi đến kỳ thu hoạch. Trồng rừng nguyên liệu mang lại hiệu quả kinh tế cao, bình quân mỗi năm 1 ha rừng cho thu nhập từ 15 - 25 triệu đồng. 

Đến nay, ngoài trồng rừng, gia đình anh Tiến còn có 3,3 ha đất trồng cây ăn trái, chăn nuôi gia súc, gia cầm, ao nuôi cá… Bình quân mỗi năm mô hình kinh tế tổng hợp mang lại cho gia đình anh nguồn thu nhập ổn định khoảng 300 triệu đồng.

Anh Tiến chăm sóc đàn gia cầm.

Không những làm giàu cho gia đình, anh Tiến còn là hội viên tích cực của Hội Nông dân xã Cư M'ta. Anh thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ các hội viên cùng phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Tiến Ninh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.