Multimedia Đọc Báo in

Năm 2022: Xã Ea Yiêng phấn đấu đạt chuẩn 3 tiêu chí nông thôn mới

16:05, 22/03/2022

Sáng 22/3, Đoàn công tác của BTV Huyện ủy Krông Pắc đã có buổi kiểm tra tình hình, tiến độ thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) tại xã Êa Yiêng.

Là xã vùng 3 của huyện, Ea Yiêng hiện có 5 buôn, 1.357 hộ với 6.908 nhân khẩu. Trong đó, có 635 hộ nghèo (4.208 nhân khẩu) chiếm 46,7%; 335 hộ cận nghèo (1.144 nhân khẩu), chiếm 24,6%. Kết quả rà soát đến 12/2021, xã mới đạt 10/19 tiêu chí NTM.

Bí thư Huyện ủy Trần Hồng Tiến cùng đoàn công tác khảo sát thực tế tại
Bí thư Huyện ủy Trần Hồng Tiến cùng đoàn công tác đi khảo sát thực tế tại khu vực triển khai dự án định canh định cư của xã.

Các tiêu chí chưa đạt gồm: giao thông; trường học; cơ sở vật chất văn hóa; cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn; nhà ở dân cư; thu nhập; hộ nghèo; văn hóa; môi trường và an toàn thực phẩm.

Để Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn xã về đích năm 2024, Đảng uỷ xã Ea Yiêng cũng đã đề nghị Huyện uỷ, UBND huyện, Văn phòng điều phối NTM của huyện sớm bố trí nguồn kinh phí để đầu tư các hạng mục thuộc chương trình trong năm 2022 với tổng kinh phí trên gần 18 tỷ đồng.

Đồng chí Trần Văn Long – Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Êa Yiêng, thay mặt Đảng ủy báo cáo các nội dung
Ông Trần Văn Long, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Êa Yiêng báo cáo các nội dung tại buổi làm việc.

Tại bổi làm việc, Bí thư Huyện ủy Trần Hồng Tiến yêu cầu, Đảng ủy, UBND xã tập trung công tác lãnh đạo, chỉ đạo, huy động các nguồn lực thực hiện, bảo đảm đạt được 3 tiêu chí đã đăng ký trong năm 2022 (tiêu chí số 3 - thủy lợi; tiêu chí số 5 - cơ sở vật chất văn hóa; tiêu chí số 7 - thông tin và truyền thông). Đối với những khó khăn, vướng mắc cũng như các kiến nghị, đề xuất của xã, BTV Huyện ủy giao các phòng chức năng của huyện xử lý trong thời gian tới; những kiến nghị vượt thẩm quyền, BTV sẽ trình Tỉnh ủy, UBND tỉnh xem xét, giải quyết.

Lê Hương


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.