Multimedia Đọc Báo in

Tổ chức thành công chuỗi sự kiện Bia Sài Gòn gắn kết mọi nhà

10:02, 16/07/2022

Ngày 15/7, tại Nhà máy Bia Sài Gòn – Đắk Lắk, Công ty Cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn Tây Nguyên, Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn Miền Trung phối hợp với UBND huyện Krông Năng đồng tổ chức Hội nghị “Bia Sài Gòn gắn kết mọi nhà”.

Tham dự chương trình có đại diện lãnh đạo các sở, ngành có liên quan của tỉnh; lãnh đạo huyện, lãnh đạo 12 xã, thị trấn của huyện Krông Năng và hơn 150 nhà phân phối, đại lý, người tiêu dùng tiêu biểu tại huyện Krông Năng.

a
Công nhân nhà máy giới thiệu về quy trình sản xuất bia cho đại biểu.

Tại chương trình các đại biểu được tham quan dây chuyền sản xuất, uống thử các sản phẩm sản xuất tại Nhà máy Bia Sài Gòn – Đắk Lắk.

Nhà máy Bia Sài Gòn – Đắk Lắk có diện tích 20 ha được xây dựng vào năm 2006, hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2007 với công suất thực tế 30 - 36 triệu lít/năm, giai đoạn 2 nâng công suất lên 75 triệu lít/năm vào năm 2009. Hiện nay, nhà máy đạt công suất 100 triệu lít/năm, với dây chuyền sản xuất hiện đại, công nghệ tiên tiến, tự động hóa cao, nguồn nước ngầm 200 m rất phù hợp cho việc nấu bia và cho sản phẩm bia đạt chất lượng thơm ngon.

b
Nhà máy có dây chuyền sản xuất hiện đại, công nghệ tiên tiến, tự động hóa cao.

Nhà máy được quy hoạch cây xanh, vườn hoa, khu thể dục thể thao cho công nhân, hồ sinh học, xử lí nước thải thân thiện với môi trường. Nhà máy hiện đang sản xuất chính các loại sản phẩm Bia Sài Gòn như Bia Lager lon/chai Bia Chill lon/chai và nhiều đồ uống khác, như: Bia tươi, nước đóng chai SEREPOK, rượu SEREPOK, rượu SÂM VIỆT, sữa gạo lứt Bazan, sữa bắp Bazan; sản phẩm DAKCLEAN GEL sát khuẩn, ngoài ra Nhà máy còn sản xuất sản phẩm đố uống xuất khẩu.

b
Uống thử bia ngay trên dây chuyền.

Công ty Cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn Tây Nguyên là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO). Sản phẩm của công ty được tiêu thụ trong và ngoài nước với đa dạng sản phẩm như Bia Sài Gòn Lager chai 450, Bia Sài Gòn Lager chai 355, Bia Sài Gòn Lager lon, Bia Sài Gòn Export (còn gọi là Bia đỏ), Bia Lạc Việt chai và lon, Bia lon 333, Bia Sài Gòn Special chai và lon, Bia Sài Gòn Chill chai và lon, Bia Sài Gòn Gold (một sản phẩm cao cấp của Bia Sài Gòn), có tỷ lệ bao phủ đạt trên 98%, rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, từ trung tâm đến vùng sâu, vùng xa của tỉnh.

Nhân dịp này, Nhà máy Bia Sài Gòn – Đắk Lắk đã thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Krông Năng trao số tiền 72 triệu đồng tài trợ học bổng cho 24 học sinh nghèo học giỏi của 12 xã, thị trấn; qua Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Krông Năng trao số tiền 60 triệu đồng để xây dựng 1 ngôi nhà tình thương và Hội Bảo trợ người tàn tật, trẻ mồ côi tỉnh tặng 10 xe đạp (15 triệu đồng) để tặng xe đạp cho học sinh nghèo.

c
Nhà máy bia thực hiện công tác an sinh xã hội.

Ông Huỳnh Văn Dũng, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Miền Trung cho biết, trong tháng 6 và đầu tháng 7/2022, Công ty Cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn Tây Nguyên, Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn Miền Trung phối hợp với UBND 3 huyện (Krông Pắc, Krông Bông, Krông Năng) đồng tổ chức chương trình “Bia Sài Gòn gắn kết mọi nhà”, với sự tham gia của trên lãnh đạo có liên quan của tỉnh, huyện, xã, thị trấn và 600 đại lý, nhà phân phối. Chuỗi sự kiện nhằm tri ân khách hàng, thúc đẩy sự gắn kết để vận động, định hướng người tiêu dùng sử dụng Bia Sài Gòn có trách nhiệm, cùng đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách nhà nước, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của địa phương thiết thực hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Thùy Dung


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.