Multimedia Đọc Báo in

Thực hành nhân rộng các mô hình nông lâm kết hợp ở vùng lưu vực sông Sêrêpốk

20:39, 17/08/2022

Ngày 17/8, tại UBND thị trấn Liên Sơn (huyện Lắk) Trung tâm Nghiên cứu lâm nghiệp nhiệt đới (Tropenbos Việt Nam) tổ chức Hội thảo “Thực hành nhân rộng các mô hình nông lâm kết hợp ở lưu vực sông Sêrêpốk tỉnh Đắk Lắk: Hiện trạng, thách thức và khuyến nghị chính sách”.

Tham dự hội thảo có 30 đại biểu là đại diện lãnh đạo các phòng, ban liên quan và những người dân được tham gia các mô hình của Tropenbos Việt Nam tại huyện Lắk và Krông Bông.

Các đại biểu tham dự hội thảo.
Các đại biểu tham dự hội thảo.

Các đại biểu tham dự đã được chia sẻ về những nội dung, gồm: Thực hành nông lâm kết hợp trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở tỉnh Đắk Lắk: Hiện trạng, thách thức và đề xuất giải pháp; Đánh giá kết quả bước đầu về xây dựng các mô hình phục hồi rừng; Cải tạo vườn cà phê trên các chân đất không phù hợp và nông lâm kết hợp tại huyện Krông Bông và Lắk; Sản xuất nông lâm kết hợp ở vùng lưu vực sông Sêrêpốk; Giới thiệu, hướng dẫn thực hành nông lâm nghiệp cho người dân…

Hiện nay, tại huyện Krông Bông đã xây dựng được 15 mô hình, gồm: 1 mô hình phục hồi rừng cộng đồng, 1 mô hình phục hồi rừng quy mô hộ gia đình, 8 mô hình cải tạo vườn cà phê trên chân đất không phù hợp, 5 mô hình nông lâm kết hợp ở các xã Yang Mao, Hòa Phong, Hòa Lễ. Tại huyện Lắk hiện có 6 hộ dân tham gia thực hiện mô hình, cụ thể: 2 mô hình phục hồi rừng và 4 mô hình nông lâm kết hợp ở xã Đắk Phơi.

Đại biểu tham gia ý kiến về xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp.
Đại biểu tham gia ý kiến về xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp.

Các loài cây trồng chính trong những mô hình này đều là cây bản địa như Sưa đỏ, Giáng hương, Gáo vàng, Sao đen, Dầu rái. Một số loài cây ghép có giá trị kinh tế cao cũng được đưa vào mô hình như Dổi ghép, Trám đen ghép… Tất cả các loại cây này đều đang phát triển tốt, trong tương lai, khi cây đã lớn và khép tán sẽ phát huy vai trò che bóng, giữ ẩm, chống xói mòn, tăng hiệu quả môi trường và kinh tế cho chủ hộ trong hệ thống nông lâm kết hợp.

Thùy Dung

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.