Multimedia Đọc Báo in

Toàn tỉnh gieo trồng được gần 62.000 ha cây trồng vụ đông xuân 2022-2023

17:52, 16/02/2023

Đến nay, toàn tỉnh đã gieo trồng được 61.765 ha cây trồng ngắn ngày vụ đông xuân 2022-2023, đạt 107,31 % kế hoạch.

Trong đó, lúa nước 45.211 ha, đạt 113,03% kế hoạch; ngô 3.229 ha, đạt 102,18% kế hoạch; đậu các loại 1.170 ha, đạt 99,15%; sắn 1.901 ha, đạt 105,61% kế hoạch...

ảnh
Lãnh đạo huyện Lắk kiểm tra tình hình sản xuất lúa vụ đông xuân 2022-2023 trên địa bàn xã Buôn Tría.

Theo đánh giá của Sở NN-PTNT, do tình hình nguồn nước thuận lợi từ đầu vụ nên diện tích lúa nước tăng trên 4.200 ha so với kế hoạch; cây lúa đang trong giai đoạn sinh trưởng, phát triển tốt, chưa có dấu hiệu thiếu nước ở các vùng có nguy cơ hạn.

Được biết, hiện nay diện tích cây trồng được tưới trực tiếp từ công trình thủy lợi là 151.616 ha, gồm: lúa vụ đông xuân là 38.184 ha; lúa vụ mùa 50.466 ha; cà phê 58.806 ha; hoa màu và cây khác 4.160 ha.

Thời gian qua, Sở NN-PTNT và các địa phương đã tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về phát triển thủy lợi; công tác phổ biến, tuyên truyền và triển khai tưới tiên tiến, tiết kiệm nước được chú trọng.

Ngoài ra, Sở và các đơn vị quản lý công trình thủy lợi thường xuyên kiểm tra, đánh giá khối lượng nước hữu dụng của toàn bộ hệ thống hồ, đập để có kế hoạch đóng, mở nước phù hợp, có kế hoạch luân phiên điều tiết nước hợp lý... nhằm bảo đảm đủ nước tưới cho các loại cây trồng, hạn chế thiệt hại do khô hạn.

Hiện, Sở NN-PTNT đang chỉ đạo các đơn vị chuyên môn theo dõi sát tình hình, tham mưu, hướng dẫn kịp thời các địa phương tổ chức sản xuất vụ đông xuân 2022-2023 bảo đảm kế hoạch, hiệu quả; tăng cường công tác bảo vệ thực vật, giám sát, dự báo và thực hiện tốt các biện pháp phòng trừ sâu bệnh…

Minh Thuận

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.