Multimedia Đọc Báo in

Agribank Đắk Lắk: Quý I năm 2023, dư nợ cho vay nền kinh tế tăng hơn 260 tỷ đồng

14:12, 12/04/2023

Kết thúc quý I năm 2023, dư nợ cho vay nền kinh tế tại Ngân hàng NN-PTNT Việt Nam Chi nhánh Đắk Lắk (Agribank Đắk Lắk) đạt 17.208 tỷ đồng, tăng 263 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng 1,6% so với cuối năm 2022.

Trong bối cảnh 3 tháng đầu năm 2023, tín dụng toàn nền kinh tế tăng trưởng không cao, xuất phát từ tình hình khó khăn trong nhiều lĩnh vực khiến nhu cầu vốn chững lại, thì kết quả đạt được của Agribank Đắk Lắk là rất đáng được ghi nhận (bình quân các đơn vị Agribank trong khu vực Miền Trung tỷ lệ này là - 0,9%).

Quang cảnh giao dịch phục vụ khách hàng tại điểm giao dịch lưu động bằng xe chuyên dùng - kênh dẫn vốn hiệu quả, tiện lợi đến người nông dân vùng sâu vùng xa, tại Agribank Chi nhánh huyện Lắk (trực thuộc Agribank Đắk Lắk).
Quang cảnh giao dịch phục vụ khách hàng tại điểm giao dịch lưu động bằng xe chuyên dùng - kênh dẫn vốn hiệu quả, tiện lợi đến người nông dân vùng sâu vùng xa, tại Agribank Chi nhánh huyện Lắk (trực thuộc Agribank Đắk Lắk).

Có được kết quả trên là nhờ ngay từ đầu năm, Agribank Đắk Lắk đã chủ động nắm bắt nhu cầu và đảm bảo thu xếp đủ nguồn lực về vốn để đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của khách hàng, đặc biệt là khách hàng ở khu vực nông thôn.

Cùng với đó, đơn vị này tiếp tục triển khai đồng bộ các sản phẩm tín dụng của Agribank, ưu tiên tín dụng phục vụ “Tam nông”, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng đầu tư sản xuất trong lĩnh vực công nghệ chế biến sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch, sản xuất hàng xuất khẩu...

Với quy mô đầu tư lên tới hơn 17.000 tỷ đồng, vốn tín dụng của Agribank Đắk Lắk thực sự là đòn bẩy tài chính giúp cho doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân ở khu vực nông thôn trong tỉnh khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, góp phần thiết thực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

Phan Quốc Lương


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.