Multimedia Đọc Báo in

Tổng kim ngạch xuất khẩu quý I/2023 giảm 11% so với cùng kỳ

11:35, 16/04/2023

Tổng kim ngạch xuất khẩu quý I/2023 của toàn tỉnh ước đạt 373 triệu USD, bằng 23,3% kế hoạch, giảm 11% so với cùng kỳ năm 2022.

Theo đại diện Sở Công thương, tổng kim ngạch xuất khẩu quý I/2023 giảm so với cùng kỳ năm 2022 là do ảnh hưởng từ lạm phát thế giới tăng nhanh, sự leo thang giá cả các mặt hàng xuất khẩu đã tác động đến nhu cầu nhập khẩu của các thị trường lớn trên thế giới, trong đó có một số mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh, như: cà phê, hồ tiêu.

Công nhân Công ty TNHH Thương mại Phúc Minh (TP. Buôn Ma Thuột) đang vận chuyển cà phê nhân xô để mang đi chế biến. (Ảnh minh hoạ)
Công nhân Công ty TNHH Thương mại Phúc Minh (TP. Buôn Ma Thuột) đang vận chuyển cà phê nhân xô để mang đi chế biến. (Ảnh minh hoạ)

Ngoài ra, còn có một nguyên nhân khác là năm nay Tết Nguyên đán rơi vào tháng 1/2023, trong khi đó vào thời điểm trước Tết (tức là tháng 12/2022) thì người dân cũng như doanh nghiệp xuất khẩu thường bán một lượng hàng lớn ra thị trường. Do đó, giá trị xuất khẩu được tính vào năm 2022 khiến cho kim ngạch xuất khẩu năm 2022 tăng cao, còn kim ngạch xuất khẩu quý I/2023 lại giảm.

Nhằm thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trong quý II/2023, Sở Công thương sẽ phối hợp với các ngành đồng hành với các doanh nghiệp xuất khẩu tháo gỡ những khó khăn để cải cách sản xuất công nghiệp, nhất là ở lĩnh vực chế biến nông sản.

Ngoài ra, kim ngạch nhập khẩu quý I/2023 của toàn tỉnh ước đạt 58 triệu USD, bằng 57,7% kế hoạch, giảm 42,3% so với cùng kỳ năm 2022. Nhập khẩu giảm so với cùng kỳ là do các dự án, nhà máy đã cơ bản nhập xong thiết bị, máy móc phục vụ xây dựng dự án.

Tuyết Mai


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.