Multimedia Đọc Báo in

Ưu tiên đầu tư vận tải hàng không, đường sắt, giảm áp lực đường bộ tại 5 tỉnh Tây Nguyên

11:51, 19/05/2023

Để thúc đẩy phát triển vận tải 5 tỉnh vùng Tây Nguyên, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) sẽ ưu tiên đầu tư cho vận tải hàng không, đường sắt nhằm giảm áp lực cho vận tải đường bộ.

Đây là một trong những nội dung trọng tâm tại Kế hoạch số 4998/KH-BGTVT (Kế hoạch) ngày 16/5/2023 của Bộ GTVT về phát triển vận tải vùng Tây Nguyên theo hướng hiện đại, đồng bộ, giảm chi phí và bảo đảm quốc phòng, an ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Hiện nay, đường bộ vẫn là phương thức vận tải chủ đạo ở các tỉnh Tây Nguyên.
Hiện nay, đường bộ vẫn là phương thức vận tải chủ đạo ở các tỉnh Tây Nguyên.

Theo Kế hoạch, sẽ tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu thị phần vận tải, ưu tiên đầu tư cho các phương thức vận tải đường hàng không, đường sắt nhằm giảm áp lực cho vận tải đường bộ vùng Tây Nguyên. Đổi mới công nghệ xếp dỡ tại các đầu mối vận tải, áp dụng các công nghệ vận tải tiên tiến, phát triển đồng bộ dịch vụ hỗ trợ vận tải, vận tải đa phương thức, nâng cao chất lượng dịch vụ logistics.

Bên cạnh đó, thúc đẩy kết nối hoạt động vận tải, thúc đẩy phát triển vận tải các tỉnh vùng Tây Nguyên nhằm tạo điều kiện cao nhất để vận chuyển, lưu thông hàng hóa, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất bảo đảm an toàn, liên thông, thống nhất, thông suốt giữa các tỉnh trong vùng Tây Nguyên; có biện pháp kiểm soát chặt chẽ tại điểm đầu và điểm cuối trong chuỗi cung ứng, lưu thông, vận chuyển hàng hóa, vận chuyển hành khách và bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Đẩy mạnh triển khai thực hiện các thỏa thuận, điều ước quốc tế về vận tải đã ký kết, tham gia; nghiên cứu sửa đổi thỏa thuận, điều ước quốc tế đã ký kết (nếu cần thiết) nhằm tăng cường kết nối, tạo thuận lợi qua biên giới.

Khuyến khích doanh nghiệp tăng cường đầu tư phương tiện chở công-ten-nơ; nâng cao năng lực xếp dỡ công-ten-nơ tại các đầu mối tập kết hàng hoá; đổi mới, hiện đại hóa các phương tiện vận tải, thiết bị xếp dỡ và nâng cao chất lượng dịch vụ đảm bảo tiện nghi, an toàn và bảo vệ môi trường; kiểm soát chất lượng phương tiện và nhiên liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; khuyến khích sử dụng phương tiện và nhiên liệu sạch.

Thúc đẩy kết nối hoạt động vận tải trong thúc đẩy phát triển vận tải các tỉnh trong vùng nhằm tạo điều kiện cao nhất để vận chuyển, lưu thông hàng hóa, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất bảo đảm an toàn, liên thông, thống nhất, thông suốt; có biện pháp kiểm soát chặt chẽ tại điểm đầu và điểm cuối trong chuỗi cung ứng, lưu thông, vận chuyển hàng hóa, vận chuyển hành khách và bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Theo đánh giá của Bộ GTVT, mạng lưới kết cấu hạ tầng vùng, liên vùng ở các tỉnh Tây Nguyên thiếu và yếu, nhất là hạ tầng chiến lược như giao thông, y tế, giáo dục...chưa đáp ứng nhu cầu phát triển. Tổng số vốn huy động cho kết cấu hạ tầng giao thông khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2002 - 2010 gần 22.000 tỷ đồng; giai đoạn 2011 - 2020 là trên 73.600 tỷ đồng, trong đó chủ yếu vẫn đầu tư cho hạ tầng vận tải đường bộ.

Hoàng Tuyết


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.