Multimedia Đọc Báo in

Huyện Cư M’gar: 3 người đầu tiên chấp hành xong án phạt tù được vay vốn tín dụng chính sách xã hội

16:23, 22/10/2023

Ngày 22/10, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar đã giải ngân cho 3 người đầu tiên chấp hành xong án phạt tù được vay vốn tín dụng chính sách xã hội theo Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg, ngày 17/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù.

3 người được vay vốn lần này đều sinh sống tại xã Cư Suê, có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn nhằm mục đích đầu tư trồng sầu riêng, nuôi heo sinh sản. Tổng số tiền được vay là 230 triệu đồng, trong đó có 2 người được vay với số tiền 100 triệu đồng/người, 1 người được vay 30 triệu đồng.

Người vay vốn
Những khách hàng đầu tiên trên địa bàn huyện Cư M'gar được vay vốn theo Quyết định số 22. 

Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg chính thức có hiệu lực từ ngày 10/10/2023. Theo Quyết định này, nhóm khách hàng được vay vốn là những người mãn hạn tù, hoàn lương và cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù, đáp ứng các điều kiện về đào tạo nghề, vay vốn để sản xuất, kinh doanh, đào tạo nghề. Nếu vay để đào tạo nghề tối đa là 4 triệu đồng/tháng/người; nếu vay để sản xuất kinh doanh tối đa là 100 triệu đồng/người.

Đối với cơ sở sản xuất thì được vay vốn tối đa 2 tỉ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng/người lao động tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Lãi suất cho vay đối với người chấp hành xong án phạt tù được áp dụng bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo.

Chương trình cho vay đối với người chấp hành xong án phạt tù theo Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg của Chính phủ là một trong những chính sách mang ý nghĩa nhân văn, giúp họ xóa bỏ mặc cảm, tái hòa nhập cộng đồng, tìm kiếm việc làm ổn định khi trở về địa phương.

Đỗ Lan


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.