Multimedia Đọc Báo in

Tỉnh Đắk Lắk tham gia gian hàng tại Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023

11:24, 14/12/2023

Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023 diễn ra từ ngày 11 đến ngày 15/12 tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

Trong khuôn khổ của Festival lần này có chuỗi các hoạt động triển lãm, hội nghị, hội thảo, gồm: triển lãm Con đường lúa gạo Việt Nam; triển lãm sản phẩm OCOP các tỉnh, thành phố cả nước; triển lãm chuỗi ngành hàng lúa gạo; trình diễn máy móc, thiết bị canh tác lúa gạo; trình diễn công nghệ cơ giới hóa gieo sạ và mô hình nông nghiệp tuần hoàn từ rơm và các hội thảo liên quan đến ngành hàng lúa gạo.

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tham quan, dùng thử sản phẩm tại gian hàng sản phẩm OCOP tỉnh Đắk Lắk tại Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023. Ảnh: Anh Đức
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tham quan, dùng thử sản phẩm tại gian hàng sản phẩm OCOP tỉnh Đắk Lắk tại Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023. Ảnh: Anh Đức

Festival mở ra cơ hội giới thiệu tiềm năng, thế mạnh sản xuất, chất lượng hạt gạo và tạo đà thúc đẩy cho thương mại lúa gạo quốc gia. Đồng thời, cũng là cơ hội để Việt Nam đưa ra thông điệp với thế giới về một quốc gia có trách nhiệm với nền lương thực, thực phẩm toàn cầu.

Dịp này, tỉnh Đắk Lắk tổ chức một gian hàng chung của tỉnh tham gia trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP tiêu biểu, như: cà phê, sầu riêng sấy, ca cao, tinh bột nghệ, trà mãng cầu, gạo sạch… Qua đây, các doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh tỉnh có cơ hội gặp gỡ doanh nghiệp, nhà phân phối, xuất khẩu để xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm chất lượng của địa phương.

Đỗ Lan

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.