Multimedia Đọc Báo in

Huyện Krông Pắc thêm 12 sản phẩm đạt 3 sao OCOP

09:11, 29/01/2024

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), UBND huyện Krông Pắc vừa phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP năm 2023.

Theo đó, UBND huyện đã công nhận 12 sản phẩm đánh giá mới của 8 chủ thể đạt 3 sao; 3 sản phẩm đánh giá, phân hạng lại của 3 chủ thể đạt 3 sao.

Sơ chế tổ yến tại Hộ kinh doanh
Sơ chế tổ yến tại hộ kinh doanh Lê Trọng Quế (xã Ea Hiu).

Kết quả chấm điểm đánh giá, phân hạng cho thấy, có 10 sản phẩm đạt từ 50 đến dưới 70 điểm (hạng 3 sao), gồm: Cà phê Mùa Thu và Premium coffee (hộ kinh doanh Mùa thu Coffee – thị trấn Phước An); Sầu riêng sữa chua sấy thăng hoa và Sầu riêng Dona cấp đông (Công ty Cổ phần chế biến nông sản sấy số 1 – xã Ea Yông); Sầu riêng sấy thăng hoa Thăng Tiến (Hợp tác xã Sản xuất dịch vụ nông nghiệp Thăng Tiến – xã Hòa An); Bột tiêu sấy thăng hoa A Hào và Tiêu sấy thăng hoa A Hào (hộ kinh doanh Lê Ánh Hào – thị trấn Phước An); Trà hoa vàng (Công ty TNHH Rimi Food – xã Vụ Bổn); Yến sào Quế Loan (hộ kinh doanh Lê Trọng Quế - xã Ea Hiu); Nấm đông trùng hạ thảo Hạnh Dung (hộ kinh doanh Trần Đức Quý - thị trấn Phước An).

Đợt đánh giá, phân hạng này còn có 5 sản phẩm đạt trên 70 điểm (tiềm năng đạt hạng 4 sao) gồm: Sầu riêng sấy thăng hoa thượng hạng (Công ty Cổ phần chế biến nông sản sấy số 1 – xã Ea Yông); Hạt macca sấy, Hạt macca sấy nứt vỏ vị hạt dổi, nhân macca tẩm rong biển (Hợp tác xã Nông nghiệp Việt Farm – xã Hòa Đông); Tiêu Thăng Tiến (Hợp tác xã Sản xuất dịch vụ nông nghiệp Thăng Tiến – xã Hòa An). Dù đạt trên 70 điểm nhưng các sản phẩm trên vẫn còn thiếu một số tiêu chí chưa đạt theo yêu cầu của Bộ tiêu chí OCOP để huyện đề nghị cấp tỉnh xét, công nhận.

15 sản phẩm đạt 3 sao trên được UBND huyện cấp giấy chứng nhận, được sử dụng nhãn hiệu logo OCOP và thứ hạng đạt được để in hoặc dán lên bao bì sản phẩm theo quy định. Kết quả phân hạng có giá trị trong vòng 3 năm (từ tháng 1/2024 đến tháng 1/2027).

Đinh Nga


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.