Multimedia Đọc Báo in

Tháng 3/2024 bắt đầu thi công mở cửa hầm Phượng Hoàng, thuộc Dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột

12:47, 28/02/2024

Ông Dương Đình Mạnh, Giám đốc Ban Điều hành gói thầu số 1, Dự án thành phần 2 thuộc Dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 cho biết, tháng 3/2024 sẽ bắt đầu triển khai thi công mở cửa hầm Phượng Hoàng.

Đồng thời đặt mục tiêu đào thông hầm Phượng Hoàng vào tháng 4/2025; hoàn thành thi công hầm này vào tháng 6/2026; hoàn thành các công trình cầu và tuyến vào tháng 10/2026 và hoàn thành toàn bộ gói thầu vào tháng 12/2026 (trước 6 tháng so với kế hoạch đưa ra, thời hạn hợp đồng là tháng 6/2027).

Hầm Phượng Hoàng thuộc gói thầu số 1 của Dự án thành phần 2, có chiều dài 1,7 km – đây là hạng mục quan trọng ảnh hưởng đến tiến độ của toàn Dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột.

Một mũi thi công của gói thầu số 1 Dự án thành phần 2 cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.
Một mũi thi công của gói thầu số 1 Dự án thành phần 2 cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Gói thầu số 1 Dự án thành phần 2 có tổng chiều dài 11 km (từ Km32+000 đến Km43+000) bao gồm hầm Phượng Hoàng (Km32+146 – Km33+900), 10 cầu trên tuyến và 5,6 km đường và công trình trên tuyến; điểm đầu gói thầu tại Km32+000 (điểm cuối của Dự án thành phần 1 thuộc địa phận thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa – điểm cuối gói thầu tại Km43+000 thuộc địa phận huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk.

Tổng mức đầu tư 3.083 tỷ đồng (gồm hầm Phượng Hoàng 1.438 tỷ, 10 cầu 983 tỷ; 5,6 km đường và các công trình trên tuyến 485 tỷ).

Gói thầu số 1 do Ban Quản lý dự án 6 (Bộ Giao thông vận tải) làm chủ đầu tư, Liên danh Công ty Cổ phần (CTCP) tập đoàn Đèo Cả - CTCP xây dựng Đèo Cả thi công xây dựng. Hiện mặt bằng đã bàn giao được 9,6/11 km, đạt 91%, trong đó mặt bằng tiếp cận thi công được là 4 km.

Được biết, Dự án thành phần 2 có tổng chiều dài gần 37 km, đi qua địa phận thị xã Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa) và 3 huyện của tỉnh Đắk Lắk gồm: M’Đrắk, Krông Bông và Ea Kar.

Hoàng Tuyết


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.