Multimedia Đọc Báo in

Xúc tiến thương mại sản phẩm hợp tác xã vào thị trường các nước Hồi giáo

15:56, 01/02/2024

Ngày 1/2, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị kết nối, xúc tiến thương mại giữa các HTX của tỉnh với với Tổ chức Halal Việt Nam (trung tâm kiểm tra, đánh giá cấp chứng nhận Halal có giá trị quốc tế cho các sản phẩm xuất khẩu vào thị trường các nước Hồi giáo tại Việt Nam).

Tại hội nghị, ông Nại Thành Hoàng Gia, Giám đốc Halal Việt Nam cho viết, các nước Hồi giáo là những thị trường lớn trên thế giới với rất nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, sản phẩm của các doanh nghiệp, HTX ở Đắk Lắk nói riêng cũng như Việt Nam nói chung chưa thâm nhập mạnh vào những thị trường này. Do đó, Halal Việt Nam sẵn hàng hỗ trợ nông dân, HTX sản xuất các sản phẩm nông sản đạt tiêu chuẩn chứng nhận, qua đó đáp ứng yêu cầu của thị trường các nước Hồi giáo.

Các đại biểu dự hội nghị
Các đại biểu dự hội nghị.

Theo Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Huỳnh Bài, toàn tỉnh hiện có 783 HTX, trong đó, lĩnh vực nông nghiệp có 536 HTX. Sản phẩm của các HTX trên địa bàn tỉnh có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Thời gian qua, nhiều hoạt động xúc tiến thương mại đã được thực hiện; tuy nhiên, thị trường xuất khẩu sản phẩm HTX vẫn còn hạn chế.

Đại diện Hợp tác xã Sản xuất thương mai dịch vụ nông nghiệp Macca Ea Hleo chia sẻ về xúc tiến thương mại sản phẩm
Đại diện Hợp tác xã Sản xuất thương mại dịch vụ nông nghiệp Macca Ea H'leo chia sẻ về xúc tiến thương mại sản phẩm.

Liên minh HTX tỉnh cam kết sẽ làm đầu mối để Tổ chức Halal hợp tác với địa phương, nhất là hỗ trợ các HTX trong việc đánh giá, cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn Halal cho sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm nông sản chủ lực tại địa phương, qua đó, mở rộng thị trường quốc tế.

Tại hội nghị, các HTX đã trao đổi về điều kiện, tiêu chuẩn sản phẩm đạt chứng nhận Halal, đặc điểm thị trường các nước Hồi giáo và kinh nghiệm xuất khẩu sản phẩm vào thị trường này.

Minh Chi


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.