Multimedia Đọc Báo in

Đề nghị bổ sung quy hoạch đường sắt Buôn Ma Thuột – Tuy Hòa và sớm triển khai cao tốc Đắk Lắk- Phú Yên

10:20, 11/03/2024

UBND tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên vừa có tờ trình kiến nghị Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cập nhật, bổ sung quy hoạch đường sắt Buôn Ma Thuột – Tuy Hòa và sớm triển khai thực hiện đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Đắk Lắk - Phú Yên.

Theo quy hoạch tổng thể phát triển giao thông đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng phê duyệt, tuyến đường sắt Tuy Hòa (Phú Yên) - Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có tổng chiều dài khoảng 169 km, đường đơn, khổ ray 1.435mm. Giai đoạn đầu tư từ năm 2020 - 2030 và sau năm 2030, bằng cả vốn ngân sách và vốn tư nhân.

Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột. (Ảnh minh họa).
Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột. (Ảnh minh họa).

Ngoài tuyến đường sắt Đông - Tây này, theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt còn có tuyến đường bộ cao tốc Đắk Lắk - Phú Yên. Theo Quy hoạch, điểm đầu cao tốc tại cảng biển Bãi Gốc (tỉnh Phú Yên), điểm cuối tại khu vực cửa khẩu Đắk Ruê (tỉnh Đắk Lắk), tổng chiều dài khoảng 220 km; quy mô đầu tư từ 2 - 4 làn xe.

Đây là tuyến kết nối với các trục giao thông trọng yếu quan trọng của quốc gia, như tuyến đường bộ ven biển Việt Nam, Quốc lộ 29, Quốc lộ 1, cao tốc Bắc Nam, đường trường Sơn Đông, Quốc lộ 14, quốc lộ14C và các tuyến đường tỉnh lộ của hai tỉnh Phú Yên, Đắk Lắk.

Tuyến đường sắt Buôn Ma Thuột – Tuy Hòa và tuyến đường bộ cao tốc Đắk Lắk – Phú Yên được xác định là một trong những hành lang vận tải chính Đông - Tây, nối liền các tỉnh duyên hải miền Trung với các tỉnh Tây Nguyên, nhằm tạo động lực liên kết giữa các vùng kinh tế, địa phương trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của hai tỉnh nói riêng và khu vực Tây Nguyên, duyên hải miền Trung nói chung.

Hoàng Tuyết


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.