Multimedia Đọc Báo in

Khởi nghiệp từ nuôi trùn quế

08:22, 09/04/2024

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh Nguyễn Văn Tư (SN 1994, trú thôn Giang Minh, xã Ea Púk, huyện Krông Năng) trở về địa phương phát triển kinh tế với mô hình nuôi trùn quế khép kín.

Anh Tư kể: Cơ duyên đến với nghề nuôi trùn quế cũng rất tình cờ. Lúc mới trở về nhà sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh cũng có đi làm một số công việc nhưng thu nhập khá bấp bênh.

Trong quá trình này, anh tìm hiểu các mô hình chăn nuôi và đặc biệt quan tâm đến mô hình nuôi trùn quế, vừa ứng dụng tốt trong chăn nuôi, trồng trọt vừa làm giảm ô nhiễm môi trường và có giá trị kinh tế cao.

Anh Nguyễn Văn Tư giới thiệu mô hình nuôi trùn quế.

Năm 2019, tận dụng mảnh đất của gia đình, anh Tư mua phân bò và 3 tấn trùn quế giống về nuôi thử nghiệm trên diện tích 500 m2. Nguồn phân trùn thu được anh sử dụng để bón, chăm sóc vườn cây ăn trái, cây công nghiệp của gia đình. 

Nhìn rõ lợi ích của phân trùn quế, đồng thời quan sát thấy nguồn phế phẩm từ chăn nuôi của các hộ gia đình tại địa phương nhiều nên anh đã thu mua, cùng với sự hỗ trợ của gia đình mở rộng diện tích nuôi trùn quế lên 1.000 m2. Hiện nay mỗi tháng gia đình anh bán ra khoảng 10 tấn phân trùn với giá trên 3 triệu đồng/tấn. Lượng phân này được các hộ nông dân, các đơn vị trồng cây giống, cây cảnh… đặt mua sử dụng khá nhiều.

Anh Nguyễn Văn Tư (bên phải) giới thiệu mô hình nuôi trùn quế.

Anh Tư cho biết: Trùn quế là loại khá dễ nuôi, nếu hiểu được tập tính, chăm sóc đúng kỹ thuật thì nó sẽ mang lại nguồn thu nhập đáng kể. Vì vậy, ngoài việc tự mình thực hiện mô hình để cung cấp phân bón cho vườn cây của gia đình, anh còn đang liên kết với các trang trại chăn nuôi trong và ngoài tỉnh để cung cấp trùn giống, hỗ trợ kỹ thuật; mở rộng diện tích sản xuất phân bón từ phân trùn để cung cấp cho người nông dân, tạo thêm việc làm cho lao động tại địa phương.

                                                    Mai Sao


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.