Multimedia Đọc Báo in

Nông dân mất trắng cả trăm héc-ta lúa sắp thu hoạch do mưa đá

18:32, 27/04/2024

Trận mưa đá xảy ra vào chiều ngày 26/4 trên địa bàn hai xã Ea Kly và Ea Kuăng (huyện Krông Pắc) đã khiến hằng trăm héc-ta cây trồng bị ảnh hưởng, trong đó rất nhiều diện tích lúa vụ đông xuân 2023 – 2024 chuẩn bị thu hoạch đã bị rụng sạch, nông dân gần như mất trắng.

Mất trắng trong… phút chót

Chỉ trong vòng 20 phút, trận mưa đá trút xuống các cánh đồng lúa đang chờ thu hoạch đã gây thiệt hại nặng nề cho nông dân. Anh Đồng Minh Vương, thôn 4 (xã Ea Kly) có liên kết với Công ty Cà phê 719 gieo trồng 1 ha lúa giống ML 218. Đến thời điểm này lúa đã chín, đang chuẩn bị chờ thu hoạch thì dính trận mưa đá này. Ước tính thiệt hại khoảng 10 tấn lúa giống, với giá bán 10.000 đồng/kg.

Lúa chín rụng đầy ruộng sau trận mưa đá.
Lúa chín rụng đầy ruộng sau trận mưa đá.

Anh Vương buồn bã cho hay, kinh tế của gia đình chủ yếu dựa vào việc sản xuất lúa giống, vay mượn để đầu tư, nay mưa đá làm thiệt hại toàn bộ ruộng lúa, người dân đang rất xót xa. Hiện nay, gia đình anh và các hộ dân có diện tích lúa tại khu vực trên đang kiểm tra mức độ thiệt hại và mong muốn công ty, chính quyền các cấp sẽ hỗ trợ kịp thời cho bà con tái đầu tư trong vụ mới.

Lúa chín rụng đầy gốc.
Lúa rụng hết xuống gốc.

Cũng bị ảnh hưởng trong đợt mưa đá này, gia đình anh Lăng Văn Tân ở tại thôn Tân Hòa (xã Ea Kuăng), có hơn 6 sào đất trồng cải bắp và 4 sào lúa nước đang vào thời kỳ thu hoạch. Anh Tân cho biết, chiều qua, gia đình anh đang thực hiện việc chăm sóc cho ruộng cải bắp thì trời bỗng đổ mưa đá, viên lớn nhất bằng đầu ngón chân cái của người trưởng thành. Mưa đá kéo dài khoảng hơn 15 phút mới dừng đã làm cho ruộng cải bắp bị dập nát. Toàn bộ ruộng cải bắp đã có người chốt giá, chờ cắt bán thì xảy ra sự cố trên, giờ chỉ biết cắt bỏ cho gà, vịt ăn hoặc bán rẻ nếu có người mua. 

Đối với diện tích lúa, anh dự kiến khoảng 10 ngày nữa thu hoạch thì cũng bị mưa đá làm rụng hạt, đổ ngã gần như toàn bộ. “Từ đầu vụ đến gần thu hoạch, thời tiết thuận lợi nên ruộng lúa của gia đình dự kiến sẽ đạt năng suất rất cao từ 1,1 - 1,2 tấn/sào. Những tưởng vụ này được mùa được giá, vậy mà giờ phải tính mức thiệt hại cả lúa và cải bắp với khoảng gần 250 triệu đồng”, anh Tân xót xa.

Mưa đá là cho ruộng bắp xú của nhiều hô bị dập nát.
Mưa đá là cho ruộng cải bắp của nhiều hô bị dập nát.

Gần đó, hộ anh Lăng Văn Trung cũng bị mưa đá làm thiệt hại hoàn toàn 7 sào lúa nước và 5 sào cải bắp. Người dân gần như mất trắng sau trận mưa đá này khi mà chỉ còn vài ngày nữa là có tiền chục triệu đến trăm triệu cầm trong tay.

Tập trung khắc phục thiệt hại

Ông Huỳnh Văn Quý, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Ea Kuăng cho biết. Trận mưa đá chiều hôm qua, xã Ea Kuăng cũng là địa phương chịu thiệt hại rất lớn. Toàn xã có diện tích hơn 800 ha lúa nước và nhiều héc-ta trồng hoa màu, hiện nay, người dân đã thu hoạch hơn 60% diện tích, số gần 40% còn lại đều bị hư hại, ngã đổ hoàn toàn.

Không những lúa mà hoa màu, đặc biệt là 100 ha cải bắp đang chuẩn bị thu hoạch, thiệt hại gần như 100%. Bà con nhân dân đang rất buồn, có người khóc tại ruộng khi chứng kiến ruộng lúa, cải bắp của gia đình gần như bị thiệt hại hoàn toàn. Ngay sau khi nhận được thông tin, UBND xã cùng các bộ phận chuyên môn đã trực tiếp xuống đồng hỗ trợ bà con nhân dân, kiểm tra thiệt hại để báo cáo cấp trên hỗ trợ kịp thời theo đúng quy định.

Các hộ gia đình liên kết sản xuất lúa giống tại đội 2, công ty cà phê 719 vò thóc còn xót lại trên bông lúa, kiểm tra mức độ thiệt hại trên đồng ruộng.
Các hộ gia đình liên kết sản xuất lúa giống tại đội 2, công ty cà phê 719 vò thóc còn sót lại trên bông lúa, kiểm tra mức độ thiệt hại trên đồng ruộng.

Theo ông Nguyễn Văn Nam, Chủ tịch UBND xã Ea Kly, qua thống kê sơ bộ, toàn xã có hơn 260 ha lúa vụ đông xuân 2023 - 2024 của hàng trăm hộ dân bị ảnh hưởng bởi trận mưa đá chiều 26/4. Trong đó, bị mất trắng 190 ha; 20 ha thiệt hại từ 30% - 70%; 50 ha thiệt hại dưới 30%. Bên cạnh đó, trận mưa đá cũng làm ảnh hưởng đến nhiều diện tích cây trồng lâu năm và hoa màu khác, hiện UBND xã đang rà soát, thống kê để báo cáo cơ quan chức năng xem xét, hỗ trợ người dân sớm khắc phục hậu quả.

Cán bộ phòng Nông nghiệp huyện kiểm tra mức độ thiệt hại bên ruộng bắp sú của các hộ dân.
Cán bộ phòng Nông nghiệp huyện kiểm tra mức độ thiệt hại bên ruộng cải bắp của các hộ dân.

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh đã có văn bản yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các huyện, thị xã, thành phố: Theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết để thông báo, hướng dẫn kịp thời cho người dân chủ động phòng tránh, đề

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện, ngay sau khi nhận được thông tin, Phòng đã cử cán bộ đi kiểm tra tình hình thực tế và đề nghị các xã rà soát, lập danh sách các hộ dân có diện tích bị thiệt hại và tổng hợp báo cáo gửi Phòng NN-PTNT và Ban Chỉ huy PCTT-TKCN huyện để đề xuất hỗ trợ theo quy định

phòng rủi ro do mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh gây ra; chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, rà soát các phương án ứng phó phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương, lưu ý những khu vực tập trung đông người, khu du lịch, cắt tỉa cây xanh trong đô thị đảm bảo an toàn,....; chủ động chuẩn bị vật tư, phương tiện phục vụ phòng chống thiên tai, củng cố lực lượng xung kích tại cơ sở sẵn sàng huy động giúp dân khắc phục hậu quả kịp thời, hiệu quả.

Trận mưa đá chiều ngày 26/4 trên địa bàn huyện Krông Pắc. Ảnh người dân cung cấp.

Đồng thời, tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn người dân cách nhận biết, kỹ năng ứng phó mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Cần tập trung hướng dẫn các nội dung như biện pháp trú, tránh đảm bảo an toàn khi xảy ra dông, lốc, sét; gia cố nhà ở, che chắn bảo vệ tài sản, cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương để giảm thiểu thiệt hại…

Minh Thuận – Lê Tin

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.