Multimedia Đọc Báo in

Kết nối giao thương giữa hai tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa

17:02, 31/05/2024

Ngày 31/5, Sở Công Thương Đắk Lắk phối hợp với Sở Công Thương Khánh Hòa tổ chức Hội nghị kết nối giao thương, với sự tham gia của 57 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà phân phối.

Trong đó, tỉnh Đắk Lắk có 27 đơn vị, doanh nghiệp tham gia trưng bày, quảng bá nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của tỉnh như: cà phê, ca cao, mắc ca, mật ong, các loại trái cây sấy thăng hoa, các sản phẩm chế biến sâu từ quả bơ tươi, trà thảo mộc, đồ thủ công mỹ nghệ từ tre…

Doanh nghiệp Đắk Lắk giới thiệu sản phẩm được chế biến từ ca cao với các đại biểu tham dự hội nghị.
Doanh nghiệp Đắk Lắk giới thiệu sản phẩm chế biến từ ca cao.

Tại hội nghị, đại diện ngành công thương của hai tỉnh đã giới thiệu về các tiềm năng, thế mạnh, sản phẩm chủ lực, các chính sách thu hút đầu tư và nhu cầu hợp tác của các doanh nghiệp địa phương.

Đại diện các doanh nghiệp giới thiệu về sản phẩm của mình, khả năng cung ứng, tiêu thụ hàng hóa cũng như nhu cầu tìm kiếm kênh phân phối, mở rộng thị trường. Qua đó, đã có 16 biên bản ghi nhớ hợp tác sản xuất, kinh doanh giữa doanh nghiệp hai tỉnh được ký kết.

Doanh nghiệp hai tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác sản xuất, kinh doanh.
Doanh nghiệp hai tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác sản xuất, kinh doanh.

Hội nghị là cầu nối giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh của hai tỉnh quảng bá sản phẩm, gặp gỡ, trao đổi thông tin, kinh nghiệm, từ đó tìm kiếm cơ hội liên kết sản xuất, hợp tác kinh doanh.

Đây cũng là một trong những hoạt động được cụ thể hóa từ Chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa tỉnh Khánh Hòa và Đắk Lắk giai đoạn 2023 – 2025, định hướng đến năm 2030.

Tuyết Mai


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.