Multimedia Đọc Báo in

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của Đắk Lắk đứng đầu Tây Nguyên

15:49, 08/07/2024

Trong 6 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh giải ngân được gần 1.465 tỷ đồng, bằng 33,5% kế hoạch được giao, cao hơn mức giải ngân trung bình của cả nước, đứng đầu 5 tỉnh Tây Nguyên và đứng thứ 13 trong các tỉnh, thành phố được giao thực hiện kế hoạch đầu tư công.

Năm 2024, tổng kế hoạch đầu tư công ngân sách tỉnh quản lý để thực hiện dự án là gần 4.556 tỷ đồng, trong đó đã giao chi tiết đến từng dự án gần 4.377 tỷ đồng, đạt 96% kế hoạch.

Đến ngày 30/6/2024, đã giải ngân được gần 1.465/4.377 tỷ đồng, bằng 33,5% kế hoạch được giao. Nếu tính theo số vốn Trung ương giao đạt 39,6% kế hoạch (theo số liệu báo cáo của Bộ Tài chính).

So với năm 2023, tỷ lệ giải ngân của tỉnh cao hơn 9,5%, cao hơn trung bình chung cả nước 10,21% (29,39% kế hoạch), đứng đầu 5 tỉnh Tây Nguyên, đứng thứ 13/63 tỉnh, thành phố và đứng thứ 19/107 đơn vị được giao thực hiện kế hoạch đầu tư công.

Thi công Dự án công viên Nguyễn Tất Thành.
Thi công Dự án công viên Nguyễn Tất Thành (TP. Buôn Ma Thuột). (Ảnh minh họa)

Để đạt được kết quả trên, thời gian qua tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương và các chủ đầu tư tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đảm bảo theo kế hoạch. Trong đó, tập trung triển khai kế hoạch thu tiền sử dụng đất; đẩy nhanh công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư; điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, các nội dung liên quan đến mỏ vật liệu, khoáng sản, bãi đổ thải phục vụ cho công trình, dự án; thanh toán cho các dự án khi có đủ điều kiện giải ngân; phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư xử lý những vướng mắc phát sinh, rút ngắn thời gian kiểm soát chi, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư thuận lợi trong việc giải ngân thanh toán và hoàn ứng vốn đầu tư...

Khả Lê


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.