Multimedia Đọc Báo in

Huyện Krông Bông: Hỗ trợ 30 người chấp hành xong án phạt tù vay vốn sản xuất

15:16, 06/08/2024

Thực hiện Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg, ngày 17/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù (Quyết định số 22), Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Krông Bông đã giải ngân hơn 2,2 tỷ đồng cho 30 trường hợp chấp hành xong án phạt tù vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm.

Theo đó, Quyết định số 22 tạo điều kiện cho người chấp hành xong án phạt tù được tiếp cận, vay vốn ưu đãi từ NHCSXH để học nghề, sản xuất kinh doanh, tạo lập cuộc sống, đồng thời cũng có cơ chế để khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tạo việc làm, sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù. 

kiểm tra hiệu quả sử dụng vốn của đối tượng chấp hành xong án phạt tù tại huyện Krông Bông.
Đại diện NHCSXH cùng các đơn vị liên quan kiểm tra hiệu quả sử dụng vốn của đối tượng chấp hành xong án phạt tù tại thị trấn Krông Kmar.

Ngay sau khi Quyết định 22 được ban hành, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Krông Bông đã phối hợp cùng chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác thực hiện tốt công tác tuyên truyền các chính sách tín dụng ưu đãi đến đối tượng thụ hưởng theo quy định, trong đó có đối tượng là người chấp hành xong án phạt tù.

Đồng thời, đơn vị cũng phối hợp với UBND cấp xã, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn tiếp tục rà soát danh sách các đối tượng thụ hưởng, các hộ có nhu cầu, đủ điều kiện vay, hướng dẫn lập thủ tục hồ sơ vay và giải ngân cho vay theo quy định.

Qua rà soát toàn huyện có 164 đối tượng chấp hành xong án phạt tù, đến thời điểm hiện tại, Phòng giao dịch NHCSXH huyện đã giải ngân hơn 2,2 tỷ đồng cho 30 trường hợp vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm.

Bên cạnh việc hỗ trợ vốn vay, NHCSXH huyện cùng chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn đã tích cực đồng hành với những người từng lầm lỡ để họ có trách nhiệm và ý thức phấn đấu làm ăn, tiết kiệm để hoàn vốn sau khi vay. Qua kiểm tra thực tế, hầu hết các hộ vay vốn đều sử dụng vốn vay đúng mục đích và bước đầu mang lại hiệu quả.

Khả Lê


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.