Multimedia Đọc Báo in

Nâng cao kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử và marketing hàng hóa cho hợp tác xã

11:27, 01/08/2024

Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh cho biết, trong 4 ngày (từ 29/7 – 1/8/2024) đơn vị đã tổ chức lớp tập huấn “Thương mại điện tử và marketing hàng hóa của HTX” cho 54 học viên là cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, thành viên của các HTX trên địa bàn tỉnh.

Các học viên được các nhà chuyên môn chia sẻ về các chủ đề như: Tổng quan về nền kinh tế số, kinh tế tuần hoàn; Xu hướng thương mại điện tử và các sàn thương mại điện tử phổ biến; Marketing online và các ứng dụng và công nghệ trong marketing online (tìm kiếm ý tưởng sáng tạo trong xu hướng chuyển đổi số truyền thông trên mạng xã hội); Vai trò truyền thông online; Phương tiện truyền thông online và xu hướng bán hàng online; Tạo content (nội dung) tiếp thị/ bán hàng.

a
Học viên tham gia lớp tập huấn.

Đặc biệt, các học viên được hướng dẫn cách sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) viết content marekting bán hàng trên nền tảng số; Ứng dụng CapCut (ứng dụng chỉnh sử video miễn phí) để dựng video, clip ngắn nhằm truyền thông, quảng bá sản phẩm trên các nền tảng số như Facebook, Zalo, TikTok…; Các xu hướng bán hàng livestream và thực hành livestream bán hàng online.

b
Học viên đi trải nghiệm thực tế tại Hợp tác xã Nông nghiệp và Du lịch Phú Nông – Buôn Đôn (huyện Buôn Đôn).

Cùng với đó, các học viên được trao đổi, thảo luận trực tiếp về những khó khăn của HTX trong quá trình marketing và đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử; đi học tập tại các HTX điển hình trên địa bàn; được nghe chia sẻ từ những doanh nghiệp, HTX đang làm tốt marketing và bán hàng trên các sàn thương mại điện tử.

Qua lớp tập huấn góp phần nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử, năng lực quản lý và tổ chức hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm hàng hóa dịch vụ gắn với phát triển thương hiệu, marketing, chăm sóc khách hàng… từ đó mở rộng tệp khách hàng và nâng cao doanh thu cho các HTX.

Thùy Dung

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.