Multimedia Đọc Báo in

Vinh danh người trồng sầu riêng

14:34, 31/08/2024

Sáng 31/8, trong khuôn khổ Lễ hội Sầu riêng Krông Pắc lần thứ II năm 2024, Hội thi Nông dân sản xuất sầu riêng giỏi đã chính thức khai mạc với sự tham gia sôi nổi của các đội thi và khán giả.

Hội thi thu hút 32 chủ vườn và 11 đội gõ sầu riêng đến từ các xã, thị trấn của huyện Krông Pắc, trải qua ba phần thi: Vườn sầu riêng có năng suất chất lượng; Bàn tay vàng trong làng nghề sầu riêng; Nữ hoàng sầu riêng.

Phó Chủ tịch UBND huyện Djoang Niê phát biểu khai mạc hội thi.
Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pắc Y Djoang Niê phát biểu khai mạc hội thi.

Hai phần thi được xem là sôi nổi, hào hứng và hấp dẫn nhất là "Bàn tay vàng trong làng nghề sầu riêng" và "Nữ hoàng sầu riêng".

Trong phần thi này, các đội chỉ có 6 phút để gõ (dụng cụ bằng dao) và phân loại trái sầu riêng (loại A, B, C) theo tiêu chuẩn xuất khẩu.

Tìm kiếm bàn tay vàng trong làng gõ sầu riêng

Sau phần thi gõ, mỗi đội chọn ra hai quả sầu riêng hoàn hảo nhất (1 quả Ri6, 1 quả Dona) trong số những quả sầu riêng dự thi và thuyết trình về quả sầu riêng mình tham dự với một số thông tin về ngành nghề sầu riêng của địa phương.

Thí sinh là nông dân đến từ rất sớm để chuẩn bị cho phần thi một cách chu đáo.
Thí sinh là nông dân đến từ rất sớm để chuẩn bị cho phần thi một cách chu đáo.

Ban giám khảo tiến hành chấm quả sầu riêng theo các tiêu chí: hình thức bên ngoài, độ tròn đều tổng thể; độ đều của các hộc; số hộc của trái; độ đều của gai (gai nhím, nù…); màu sắc cuống, vỏ, gai; không nhiễm nấm, sâu bệnh; và phần thuyết trình giới thiệu để chọn ra "Nữ hoàng sầu riêng".

Thí sinh của đội xã Ea Yông giới thiệu về sầu riêng được trồng ở vùng đất của mình.
Thí sinh của đội xã Ea Yông giới thiệu về sầu riêng được trồng ở vùng đất của mình.

Theo đánh giá của Ban giám khảo, các đội tham gia dự thi đã rất bình tĩnh, tự tin, thể hiện được những hiểu biết của mình về cây sầu riêng để hoàn thành các phần thi trên tinh thần giao lưu, học hỏi kinh nghiệm.

Sau hội thi này, mỗi hộ dân trồng sầu riêng và các đội thi sẽ tích lũy được nhiều bài học hay, kinh nghiệm quý để phát huy hơn nữa vai trò chủ động, sáng tạo của mình trong việc sản xuất sầu riêng.

Ban giám khảo đánh giá phần thi Bàn tay vàng trong làng nghề sầu riêng của các đội.
Ban giám khảo đánh giá phần thi "Bàn tay vàng trong làng nghề sầu riêng" của các đội.

Hội thi là nơi gặp gỡ, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm giữa các vườn trồng sầu riêng và các đội thi ở cơ sở. Từ đó, chọn lựa những vườn có năng suất, chất lượng cao và các đội thi gõ phân loại chính xác tuổi của quả sầu riêng, tạo động lực mới cho những hộ trồng, chăm sóc cây sầu riêng ngày càng năng suất, chất lượng.

Niem vui cua mot khan gia khi tra loi dung va danh phan thuong o phan giao luu ve kien thuc sau rieng
Niềm vui của khán giả khi trả lời đúng câu hỏi và nhận được phần quà của Ban tổ chức ở phần giao lưu.

Thông qua hội thi, người dân trồng sầu riêng sẽ tiếp tục trồng và chăm sóc cây sầu riêng theo hướng hữu cơ sinh học bền vững, đạt tiêu chuẩn VietGAP và được thị trường trong và ngoài nước tin dùng.

Ban tổ chức đã trao giải cho Vườn sầu riêng có năng suất chất lượng.
Ban tổ chức trao giải "Vườn sầu riêng có năng suất chất lượng".

Kết thúc hội thi, Ban tổ chức đã trao giải cho các phần thi, gồm: Phần thi "Vườn sầu riêng có năng suất chất lượng", giải Nhất cho hộ Lê Trọng Minh (thôn Tân Nam, xã Ea Kênh); giải Nhì cho hộ ông Trần Xuân Nho (thôn 19/5, xã Ea Yông); giải Ba cho hộ bà Hồ Thị Kim Nhung (thôn Tân Hưng, xã Ea Knuếc) và giải Khuyến khích cho 28 vườn sầu riêng.

Trao giải phần thi Bàn tay vàng trong làng nghề sầu riêng.
Trao giải phần thi "Bàn tay vàng trong làng nghề sầu riêng".

Phần thi "Bàn tay vàng trong làng nghề sầu riêng", giải Nhất thuộc về đội của thị trấn Phước An; giải Nhì trao cho đội của xã Tân Tiến; giải Ba thuộc về xã Ea Kênh; giải Khuyến khích thuộc về 8 đội còn lại.

Ban tổ chức trao giải cho Nữ hoàng sầu riêng.
Ban tổ chức trao giải cho "Nữ hoàng sầu riêng".

Đối với phần thi "Nữ hoàng sầu riêng", giải Nhất sầu riêng Dona thuộc về đội của xã Hoà Tiến; giải Nhất sầu riêng Ri6 trao cho đội của thị trấn Phước An.

Nhóm phóng viên


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.