Multimedia Đọc Báo in

Hơn 468 tỷ đồng đầu tư hỗ trợ sinh kế người dân và quản lý bảo vệ rừng

08:25, 11/11/2024

HĐND tỉnh đã thông qua chủ trương đầu tư Dự án “Giảm thiểu khí thải tại khu vực Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu Chương trình hành động quốc gia REDD+ (RECAF) tại tỉnh Đắk Lắk”.

Dự án RECAF gồm 3 hợp phần, được thực hiện tại 15 xã của 4 huyện: M’Drắk, Ea Kar, Krông Bông và Lắk từ năm 2025 - 2028.

Kết quả hướng đến của Dự án RECAF là gia tăng diện tích rừng thêm 33.968 ha. Trong ảnh: Một khoảnh rừng tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin
Kết quả hướng đến của Dự án RECAF là gia tăng diện tích rừng thêm 33.968 ha. (Trong ảnh: Một khoảnh rừng tại Vườn Quốc gia Chư Yang Sin).

Dự án do Quỹ Quốc tế về phát triển nông nghiệp (IFAD) và Quỹ Khí hậu xanh (GCF) đồng tài trợ, với tổng số kinh phí hơn 19,5 triệu USD, tương đương 468,7 tỷ đồng.

Trong khuôn khổ dự án sẽ đầu tư xây dựng 44 hạng mục cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi, phục vụ hỗ trợ phát triển sinh kế, sản xuất cho 24.178 hộ dân tại 169 thôn, buôn, trong đó có 18.463 hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, dự án góp phần bảo vệ chặt chẽ gần 156.746 ha rừng hiện có trên vùng dự án và tăng diện tích rừng thêm khoảng 33.968 ha.

RECAF được thực hiện tại 5 tỉnh gồm: Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và Ninh Thuận, với mục tiêu giảm thiểu khí thải do mất rừng và suy thoái rừng thông qua giải quyết các nhân tố trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, khuyến khích đầu tư chiến lược, hiệu quả nhằm phục hồi và quản lý bền vững diện tích rừng; trao quyền, cải thiện khả năng thích ứng của các cộng đồng và thể chế mục tiêu nhằm cải thiện sinh kế, giảm nghèo trong cộng đồng, ứng phó tốt hơn với biến đổi khí hậu.

Minh Chi


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.