Multimedia Đọc Báo in

Thu nhập cao từ chăn nuôi kết hợp với trồng trọt

08:23, 04/04/2022

Rời quê Quảng Nam vào thôn 5, xã Ea Khal (huyện Ea H’leo) lập nghiệp từ năm 1998, ban đầu vợ chồng chị Võ Thị Nhẫn chỉ chăm sóc mấy sào rẫy, nuôi vài con gà để trang trải cuộc sống.

Được người thân hỗ trợ một cặp heo rừng giống, vợ chồng chị Nhẫn bàn nhau mở rộng quy mô chăn nuôi heo rừng kết hợp trồng cây công nghiệp xen canh các loại cây ăn trái.

Qua hơn 3 năm đầu tư, hiện nay mô hình kinh tế chăn nuôi kết hợp trồng trọt của gia đình chị phát triển tương đối thuận lợi. Trang trại của chị hiện nuôi 55 con heo rừng, trong đó có 9 heo nái. Mỗi năm chị xuất bán từ 4 - 5 lứa heo thương phẩm với giá trung bình  từ 100.000 - 180.000 đồng/kg. Tích lũy được vốn, gia đình chị đầu tư mua thêm đất để phát triển vườn cây.

Chị tận dụng nguồn phân chuồng xử lý ủ làm phân hữu cơ bón cho trên 2 ha cà phê trồng xen canh 100 cây điều, 300 cây sầu riêng, 60 cây mít và hơn 100 trụ tiêu. Nhờ chịu khó tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật do địa phương tổ chức, vợ chồng chị đã áp dụng hiệu quả vào vườn cây nên các loại cây phát triển tốt, cho năng suất cao, mang lại thu nhập mỗi năm hơn 300 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

Những cây mít sai trĩu quả của gia đình chị Nhẫn.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, chị Nhẫn tích cực tham gia công tác xã hội ở địa phương. Với vai trò là Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn 5, xã Ea Khal, chị đã nhiệt tình vận động hội viên cùng xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả; thường xuyên hướng dẫn, chia sẻ với các chị em trong xã kinh nghiệm chăn nuôi, trồng trọt để mang lại hiệu quả kinh tế cao; giúp đỡ những hội viên khó khăn về vốn để phát triển kinh tế gia đình.

Phạm Thị Len


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.