Báo Đắk Lắk nhận được đơn trình báo của ông Đàm Nguyên Đáng (SN 1951, trú thôn Hòa Tây, xã Ea Bông, huyện Krông Ana) về việc vườn cà phê đang trong thời kỳ kinh doanh của gia đình ông vô cớ bị phá hoại.
Dễ thấy ở nhiều địa phương phổ biến tình trạng cầu làm xong mà không đưa vào sử dụng được, chỗ ít thì vài tháng đến một năm, chỗ nhiều thì "đắp chiếu" đến cả vài năm.
Từ ngày 05/8/2024 đến ngày 15/8/2024, Quỹ Tấm lòng vàng Báo Đắk Lắk đã nhận được hỗ trợ của bạn đọc, nhà hảo tâm đối với các trường hợp khó khăn đăng trên Báo Đắk Lắk với số tiền 11.700.000 đồng.
Lâu nay, dải phân cách trên Quốc lộ 14 trước khu chợ Ea Tu và chợ Đạt Lý (TP. Buôn Ma Thuột) bị nhiều người dân thiếu ý thức biến thành nơi tập trung rác thải gây mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường.
Người dân thôn 1, xã Cư Suê (huyện Cư M’gar) ai cũng thương hoàn cảnh gia đình ông Nguyễn Văn Hoàng (SN 1960). Nhiều năm qua, một mình ông vất vả chăm sóc vợ và con gái mắc bệnh tâm thần.
Báo Đắk Lắk nhận được đơn tố giác của bà H Đŏa Niê (SN 1991, trú buôn Yao, xã Ea Tul, huyện Cư M’gar) cho rằng con trai bà là Y.H.A.N. (SN 2018) trong lúc đi học tại điểm lớp Mầm non tư thục Chim Non (buôn Knia, xã Ea Tul, huyện Cư M’gar) đã bị cô giáo bạo hành.
Từ khi đường Võ Nguyên Giáp, TP. Buôn Ma Thuột được đưa vào sử dụng, tại khu vực cầu cạn có lợi thế phong cảnh đẹp nên một số hộ dân sống dọc hai bên đường đã tự ý cải tạo đất nông nghiệp để buôn bán, kinh doanh đồ ăn, nước giải khát.
Mới 24 tuổi song từ lâu Y Ngai Êban (buôn Lang, thị trấn Ea Pốk, huyện Cư M’gar) đã trở thành lao động chính trong gia đình, nuôi người mẹ bị bệnh tâm thần và 3 em nhỏ.
Sáng 15/11, không gian trưng bày Khu văn hóa buôn Kli A, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk đã được khánh thành và đưa vào sử dụng. Đây là công trình đặc biệt của thị xã Buôn Hồ nhằm chào mừng 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk.
Đắk Lắk có đường cao tốc, cử tri hân hoan ngay từ khi đón nhận thông tin về chủ trương và gửi gắm nhiều kỳ vọng khi Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột được khởi công. Thay mặt cử tri, cùng đóng góp trí tuệ, tâm sức cho quyết định “khai sinh” và giám sát theo dõi quá trình thực hiện dự án này có vai trò quan trọng của các đại biểu, cơ quan dân cử.
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.