Multimedia Đọc Báo in

Xử phạt 15 triệu đồng người mẹ khai tử con khi đang còn sống

14:39, 09/06/2022

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định số 1261/QĐ-XPHC ngày 6/6/2022 xử phạt vi phạm hành chính.

Theo đó, xử phạt vi phạm hành chính mức 15 triệu đồng đối với bà Trần Thị Ngọc Phượng (SN 1990, trú phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột) vì đã có hành vi làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đang sống quy định tại: Điểm a khoản 3 Điều 41 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

th
Cháu N.H.L. (SN 2019) bị khai tử dù vẫn đang còn sống

Biện pháp khắc phục hậu quả: kiến nghị UBND thành phố Buôn Ma Thuột xem xét thu hồi, hủy bỏ Giấy chứng tử đã cấp. Thời hạn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định này.

UBND tỉnh đề nghị bà Phượng phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt này. Nếu quá thời hạn mà bà Phượng không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.

Trước đó, do mẫu thuẫn sau ly hôn với chồng cũ, vào tháng 5/2022, bà Phượng đã đến UBND phường Tân An, TP. Buôn Ma Thuột làm thủ tục khai tử cho con trai ruột của mình là cháu N.H.L. (SN 2019) với lý do mất vì bệnh viêm phổi tại nhà. Tin tưởng người mẹ, UBND phường Tân An đã cấp Giấy khai tử mà không hay biết cháu L. vẫn đang còn sống. Cho đến khi ông Nguyễn Thế Dũng (SN 1981, chồng cũ của bà Phượng) trình báo vụ việc đến các cơ quan chức năng thì chính quyền địa phương cùng lực lượng Công an đã điều tra, xác minh phát hiện cháu L. vẫn còn sống và đang được gửi nuôi dưỡng trong một gia đình ở tỉnh Đắk Nông. Hiện cháu L. đã được đưa về nhà và được bà Phượng tự nguyện giao cho ông Dũng chăm sóc. 

Hồng Chuyên


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.