Multimedia Đọc Báo in

Khởi tố bổ sung hai bị can trong vụ án sai phạm của CDC Đắk Lắk

11:15, 21/04/2023

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh vừa khởi tố bổ sung đối với bị can Trần Thị Nguyên Hằng (SN 1980 - nhân viên Khoa xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC Đắk Lắk)) và Đinh Lê Lê Na (SN 1990 - nhân viên kinh doanh của Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á phụ trách khu vực Tây Nguyên) để điều tra, xử lý về hành vi tham ô tài sản.

Trước đó, ngày 27/5/2022, hai bị can này cùng 4 bị can khác là Giám đốc và nhân viên của CDC Đắk Lắk đã bị khởi tố về hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Bị can Đinh Lê Lê Na.
Bị can Đinh Lê Lê Na.

Theo nội dung của quyết định khởi tố bổ sung, năm 2021, Hằng là nhân viên Khoa xét nghiệm, được CDC Đắk Lắk phân công phụ trách phòng xét nghiệm sinh học phân tử. Hằng có nhiệm vụ lập dự trù hóa chất, sinh phẩm, thuốc thử, trang thiết bị y tế cho phòng xét nghiệm PCR; quản lý vật tư tiêu hao, sinh phẩm, hóa chất phòng xét nghiệm sinh học phân tử.

Tuy nhiên, Hằng không ghi chép sổ theo dõi hàng hóa tiếp nhận, không ghi chép sổ hàng hóa sử dụng theo quy trình được ban hành.

Và bị can Trần Thị Nguyên Hằng.
Và bị can Trần Thị Nguyên Hằng.

Trong quá trình tạm ứng hàng hóa phục vụ xét nghiệm COVID-19 của Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á, lợi dụng là người trực tiếp lập dự trù hàng hóa và có mối quan hệ quen biết từ trước với Na, nên Hằng đã thoả thuận thực hiện làm khống hàng hóa.

Theo đó, Hằng ký nhận trên các phiếu giao hàng nhưng không có hàng hóa kèm theo; đồng thời thực hiện thủ tục thanh toán tiền đối với số lượng hàng theo các phiếu giao hàng này. Sau đó, Công ty Việt Á tính toán tiền hàng khống và chuyển khoản để Na chi trả lại cho Hằng gần 1 tỷ đồng.

Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk đang tiếp tục điều tra vụ án để xử lý theo quy định pháp luật.

Lê Thành

CDC

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.