Multimedia Đọc Báo in

Huyện Krông Bông: Vận động nhân dân tự giác giao nộp 84 khẩu súng tự chế

11:50, 23/09/2023

Nhằm tăng cường công tác quản lý, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, thời gian qua, Công an huyện Krông Bông đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân trên địa bàn tự giác giao nộp vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, đồng thời xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm trên lĩnh vực này.

Thông qua việc vận động, tuyên truyền, ý thức người dân ngày càng được nâng cao và tự nguyện giao nộp 84 khẩu súng tự chế các loại, 1 súng quân dụng AR15, 14 viên đạn súng quân dụng, 1 đầu đạn, 4 ống pháo tự chế, 78 quả pháo hoa nổ.

Bên cạnh đó, qua công tác đấu tranh, lực lượng công an huyện đã tiến hành xử lý 6 vụ, 6 đối tượng. Trong đó có 1 đối tượng sử dụng trái phép súng tự chế, xử phạt hành chính 10 triệu đồng; 5 đối tượng sử dụng pháo trái phép, thu giữ 3 hộp pháo hoa nổ 49 viên, 4 quả pháo tự chế, 1 pháo nổ, xử phạt hành chính 27 triệu đồng.

Lực lượng công an huyện nhận vũ khí quần chúng nhân dân tự giác giao nộp.
Lực lượng công an huyện Krông Bông thu nhận vũ khí quần chúng nhân dân tự giác giao nộp.

Để có được kết quả trên, từ đầu năm đến nay, Công an huyện Krông Bông đã tham mưu cho Huyện ủy, UBND huyện chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể và địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát động thực hiện Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, tuyền truyền vận động nhân dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trên địa bàn.

Cụ thể, từ đầu năm đến nay đã tổ chức 59 buổi tuyên truyền vận động,  với 7.580 lượt người tham gia; tổ chức 485 lượt tuyên truyền các quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trên các phương tiện thông tin đại chúng, đài phát thanh, trang Zalo của Công an huyện.

Đồng thời Công an huyện đã chỉ đạo các đội nghiệp vụ, Công an xã, thị trấn nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, nắm tình hình địa bàn, triển khai các biện pháp để thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đạt hiệu quả cao.

Khả Lê


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.