Multimedia Đọc Báo in

Di sản của Yo Khoanh

08:11, 05/11/2023

Đã từ lâu, buôn Yơng Bắk (xã Yang Tao, huyện Lắk) nổi tiếng là nơi duy nhất ở Tây Nguyên có nghề làm gốm truyền thống của những người phụ nữ M’nông Rlăm. Theo thời gian, nghề gốm này tuy không còn phát triển mạnh nhưng bằng tâm huyết của mình, các nữ nghệ nhân của buôn vẫn duy trì làng nghề truyền thống của cha ông.

Năm nay đã gần 75 tuổi, nhưng nghệ nhân H’Phiết Uông (còn gọi là Yo Khoanh) vẫn cần mẫn làm nên những sản phẩm gốm màu đen tuyền độc đáo. Yo Khoanh là một trong ba nghệ nhân lớn tuổi nhất của buôn còn gìn giữ nghề làm gốm của người M’nông Rlăm, với mong muốn sẽ trao truyền lại cho thế hệ con cháu.

Tự tay đào và tìm nguồn đất sét nguyên bản, không bị lẫn tạp chất... Gần đây, nguồn đất sét ngày càng khan hiếm nên Yo Khoanh cũng phải tìm kiếm vất vả hơn.
Với đôi tay khéo léo và tài hoa của mình, Yo Khoanh tỉ mẩn tạo hình, trang trí hoa văn cho từng sản phẩm...
Trước khi mang đi nung, các sản phẩm sẽ được phơi dưới nắng từ 3 - 4 ngày, tùy theo sản phẩm to hay nhỏ, dày hay mỏng.
Một đặc trưng riêng nữa ở gốm của người M'nông Rlăm là sản phẩm được nung lộ thiên bằng củi cho đến khi thấy tất cả cùng đỏ rực là đạt độ chín.
Sau đó sản phẩm được trộn ngay vào mùn cưa, vỏ trấu hoặc cám...
... để tạo nên màu đen bóng đặc trưng riêng của gốm M'nông Rlăm.
Giờ đây, niềm vui của Yo Khoanh là được truyền dạy lại nghề làm gốm truyền thống cho con, cháu và phụ nữ trong buôn.

Nguyễn Gia (thực hiện)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.