Multimedia Đọc Báo in

"Đời gạch…"

08:33, 04/08/2024

Là "thủ phủ" sản xuất gạch của tỉnh, huyện Krông Ana có 57 cơ sở sản xuất gạch, tập trung ở xã Ea Bông và thị trấn Buôn Trấp.

Trước đây, các công đoạn sản xuất gạch đều nhờ vào sức người, nhưng giờ đây các cơ sở sản xuất gạch đã cơ giới hóa, giúp người thợ đỡ vất vả hơn, năng suất cũng cao hơn. Song, hằng ngày vẫn có hàng trăm lao động “bám" vào các xưởng gạch để mưu sinh. Các cơ sở sản xuất gạch cũng không thể thiếu họ được. 

Huyện Krông Ana có 57 cơ sở sản xuất gạch.
Để làm ra gạch phải trải qua nhiều công đoạn: tạo hình, đóng mọc, phơi, nung.
Gạch sau khi tạo hình được đem đi phơi trong thời gian 7 - 10 ngày đến khi khô mới đưa vào lò nung.
Những công đoạn nặng nhọc do lao động nam đảm trách, còn phụ nữ đảm nhiệm việc xếp gạch.
Công việc nặng nhọc, vất vả nên các cánh thợ gạch đều sạm đen.
Song các thợ gạch đều cảm thấy vui vì có thu nhập ổn định.
Mỗi ngày, có hàng vạn viên gạch từ các lò gạch ở huyện Krông Na được vận chuyển đến những công trình xây dựng, theo đó đã giúp cuộc sống của nhiều gia đình thợ gạch đỡ vất vả hơn.
Với nguồn đất sét “trời cho”, huyện Krông Ana trở thành "thủ phủ" sản xuất gạch của tỉnh.

 

 

Thế Hùng (thực hiện)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.