Multimedia Đọc Báo in

EU kêu gọi viện trợ khẩn cấp cho các nước bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng lương thực

10:31, 21/06/2022

Các Bộ trưởng Ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) ngày 20/6 đã thông qua kết luận về phản ứng của Nhóm châu Âu (Team Europe) đối với tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu, kêu gọi Ủy ban châu Âu (EC) và các nước thành viên khẩn trương tăng cường cam kết viện trợ nhân đạo cho các quốc gia bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng lương thực nhiều nhất.

Phát biểu tại cuộc họp báo sau khi kết thúc cuộc họp Hội đồng đối ngoại EU tại Luxembourg, Đại diện cấp cao của EU về chính sách an ninh và đối ngoại Joseph Borrell bày tỏ quan ngại sâu sắc khi các nhóm dân cư dễ bị tổn thương đang phải đối mặt với mức độ mất an ninh lương thực chưa từng có do hàng triệu tấn ngũ cốc hiện vẫn bị phong tỏa tại các cảng của Ukraine.

Trẻ em xếp hàng chờ nhận thực phẩm cứu trợ tại trại tị nạn ở Yazi Bagh, phía bắc tỉnh Aleppo, Syria. Ảnh: AFP/TTXVN
Trẻ em xếp hàng chờ nhận thực phẩm cứu trợ tại trại tị nạn ở Yazi Bagh, phía bắc tỉnh Aleppo, Syria. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngoại trưởng Borrell cho biết Hội đồng đối ngoại kêu gọi Ủy ban và các quốc gia thành viên khẩn trương tăng cường cam kết, sử dụng các công cụ sẵn có trong viện trợ nhân đạo và hỗ trợ ngắn hạn phù hợp với các nhóm dễ bị tổn thương nhất ở các quốc gia và khu vực bị ảnh hưởng, đặc biệt là hỗ trợ sản xuất tại địa phương và khả năng tiếp cận lương thực, bao gồm thông qua cách tiếp cận nhân đạo - phát triển - hòa bình.

Hội đồng cũng khuyến khích các nước thành viên tiếp tục tạo điều kiện cung cấp nhanh chóng các nguyên liệu đầu vào quan trọng để giúp Ukraine sản xuất thêm, đặc biệt là phân bón, thức ăn gia súc, hạt giống và nhiên liệu. Các Bộ trưởng cũng ủng hộ mạnh mẽ vai trò trung tâm của Nhóm ứng phó khủng hoảng toàn cầu của Liên hiệp quốc trong việc điều phối các nỗ lực toàn cầu.

Theo TTXVN/Tintuc
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.