Multimedia Đọc Báo in

Nam Sudan chìm trong khủng hoảng, hàng triệu người cần viện trợ nhân đạo

15:12, 05/07/2022

Ngày 4/7, cơ quan nhân đạo của Liên hiệp quốc (LHQ) đã kêu gọi khoản viện trợ 400 triệu USD để cung cấp các dịch vụ nhân đạo tối thiểu cho Nam Sudan nhằm đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của nước này trong bối cảnh nhiều cuộc khủng hoảng liên tiếp xảy ra.

Trong một tuyên bố tại thủ đô Juba, điều phối viên nhân đạo của LHQ cho Nam Sudan Sara Beysolow Nyanti cho biết: “Chúng tôi cần nguồn vốn khẩn cấp và kêu gọi thế giới nghĩ đến những người dễ bị tổn thương nhất ở Nam Sudan”. Bà nhấn mạnh quốc gia châu Phi này đang trải qua cuộc khủng hoảng nhân đạo hết sức khó khăn và tồi tệ nhất từ trước đến nay.

Quan chức LHQ cảnh báo rằng nếu nhu cầu nhân đạo không được giải quyết, những thiếu hụt về tài chính sẽ khiến hàng triệu người dễ bị tổn thương nhất ở Nam Sudan có nguy cơ không được tiếp cận sự hỗ trợ và bảo vệ nhân đạo thiết yếu.

Kiểm tra sức khỏe cho trẻ em suy dinh dưỡng tại Panthau, Nam Sudan. Ảnh: AFP/TTXVN
Kiểm tra sức khỏe cho trẻ em suy dinh dưỡng tại Panthau, Nam Sudan. Ảnh: AFP/TTXVN

Bà Nyanti cho biết, việc bảo vệ phụ nữ, trẻ em gái, cung cấp thực phẩm, dinh dưỡng và nơi ở là cần thiết, đồng thời cảnh báo rằng việc thiếu đảm bảo về an ninh sẽ làm gia tăng những nguy cơ này. Bà đồng thời lưu ý rằng, có hơn 2 triệu người ở Nam Sudan phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn và việc không có kinh phí khiến những người trong các trại tị nạn có nguy cơ bị bỏ lại trong tình trạng thiếu nước, dịch vụ vệ sinh và y tế.

Cũng theo điều phối viên của LHQ, khoảng 8,9 triệu người ở Nam Sudan cần được hỗ trợ và bảo vệ nhân đạo vào năm 2022. Kế hoạch ứng phó nhân đạo ở nước này đòi hỏi khoản hỗ trợ 1,7 tỷ USD cho 6,8 triệu người với các dịch vụ hỗ trợ và bảo vệ tính mạng. Tuy nhiên, hiện kế hoạch này chỉ được đáp ứng tài chính ở mức 27%.

Theo TTXVN/Tintuc
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.