Multimedia Đọc Báo in

Giải bóng chuyền vô địch quốc gia 2022 có 2 đội xuống hạng

14:52, 11/02/2022

Theo Điều lệ Giải bóng chuyền vô địch quốc gia 2022 vừa được Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam ban hành, mùa giải năm nay sẽ có 2 đội xuống hạng.

Như vậy, sau 1 mùa giải không có đội xuống hạng do những nguyên nhân khách quan, giải đấu đỉnh cao nhất của bóng chuyền Việt Nam tăng thêm 1 suất xuống hạng, trong khi đó chỉ có 1 đội lên hạng ở cả 2 nội dung nam và nữ.

Đây là một thông tin không vui với nhiều đội bóng khiêm tốn về tiềm lực tài chính, lực lượng mỏng, nhiều nguy cơ xuống hạng, trong đó đội tuyển bóng chuyền nữ Đắk Lắk.

Đội bóng của thầy trò Huấn luyện viên Trần Đăng Thành đối mặt với nhiều khó khăn ở mùa giải mới do những tổn thất lớn về nhân sự. Theo đó, sau khi chia tay phụ công Nguyễn Thị Trinh, đội bóng cũng nói lời tạm biệt với chuyền 2 Lê Thị Ánh Nguyệt khi cầu thủ này đầu quân cho Geleximco Thái Bình. Với 2 tấm vé rớt hạng, tuyển bóng chuyền Đắk Lắk phải cạnh tranh khốc liệt với ít nhất là 5 đội có trình độ tương đồng, hoặc nhỉnh hơn để trụ lại ở mùa giải 2023.

Tuyển bóng chuyền nữ Đắk Lắk được dự đoán gặp nhiều khó khăn ở mùa giải 2022.
Tuyển bóng chuyền nữ Đắk Lắk dự đoán gặp nhiều khó khăn ở mùa giải 2022.

Giải bóng chuyền vô địch quốc gia 2022, nội dung nữ có 11 đội tranh tài, gồm: đương kim vô địch Bộ Tư lệnh Thông tin - FLC, Á quân Hóa chất Đức Giang Hà Nội, đội xếp hạng 3 mùa giải 2022 Than Quảng Ninh cùng các đội: Ninh Bình Doveco, Geleximco Thái Bình, Edu Capital Thanh Hóa, Kinh Bắc Bắc Ninh, Ngân hàng Công Thương, VTV Bình Điền Long An, tân binh Bamboo Airways Vĩnh Phúc và đại diện duy nhất của các tỉnh Tây Nguyên, tuyển bóng chuyền nữ Đắk Lắk.

Giải dự kiến khởi tranh từ ngày 3 đến 17/7 và chỉ diễn ra trong 1 vòng duy nhất tại Vĩnh Phúc.

Đăng Triều


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.