Multimedia Đọc Báo in

Huyện Cư M’gar:

Cách ly y tế tại thôn Đoàn Kết, xã Ea M’Droh và tạm dừng hoạt động cửa hàng Bách hóa xanh tại xã Quảng Hiệp

22:17, 09/08/2021

Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 huyện Cư M’gar vừa quyết định thiết lập vùng cách ly y tế tại thôn Đoàn Kết, xã Ea M’Droh và tạm dừng hoạt động cửa hàng Bách hóa xanh tại xã Quảng Hiệp.

Cụ thể, thiết lập cách ly y tế vùng có dịch tại tổ 4, thôn Đoàn Kết, xã Ea M’Droh, với 45 hộ gia đình, 186 nhân khẩu, thời gian phong tỏa, cách ly y tế từ 14 giờ ngày 9-8-2021.

Việc cách ly được thực hiện theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn cách ly với thôn lân cận, thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K và hướng dẫn cách ly y tế tại nhà, nơi cư trú của Bộ Y tế.

Đồng thời, tổ chức thực hiện cách ly y tế vùng có dịch bảo đảm an ninh, an toàn trật tự và an sinh xã hội trong vùng cách ly, không để dịch lây lan ra diện rộng trong cộng đồng.

Khu vực phong tỏa tại xã thôn Đoàn Kết, xã Ea MDroh
Khu vực phong tỏa tại thôn Đoàn Kết, xã Ea M'Droh.

UBND xã Ea M’Droh chủ trì, phối hợp với Trung tâm Y tế huyện, Phòng Y tế, Ban Chỉ huy Quân sự huyện, Công an huyện chịu trách nhiệm thiết lập chốt kiểm soát, túc trực 24/24 giờ đối với khu dân cư nêu trên và thực hiện các biện pháp giám sát, phòng chống dịch theo đúng quy định hiện hành.

Cùng ngày, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 huyện Cư M’gar cũng quyết định tạm dừng hoạt động cửa hàng Bách hóa xanh tại số 167, thôn Hiệp Tiến, xã Quảng Hiệp từ 18 giờ ngày 9-8 đến khi có quyết định mới.

Cửa hàng Bách hóa xanh tại xã Quảng Hiệp được yêu cầu tạm dừng họat độgn kinh doanh
Cửa hàng Bách hóa xanh tại xã Quảng Hiệp tạm dừng hoạt động kinh doanh từ 18 giờ ngày 9-8.

Trước đó, 3 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 tại thôn Đoàn Kết, xã Ea M’Droh có đến cửa hàng Bách hóa xanh nêu trên. Các trường hợp F1 liên quan đến 3 bệnh nhân này đều đã được lấy mẫu và đang chờ kết quả xét nghiệm RT-PCR.

 Đỗ Lan


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.