Multimedia Đọc Báo in

Huyện Ea Kar: Tăng cường các biện pháp chống hạn cho cây trồng vụ hè thu

22:22, 11/08/2021

Phòng NN-PTNT huyện Ea Kar cho biết, do nắng nóng kéo dài, dung tích hiện tại của các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn huyện đang ở mức thấp.

Trong đó có 2 công trình đã hết nước là hồ Ea Bư (xã Cư Huê) và hồ Lồ Ô (xã Cư Bông); nguồn nước từ sông Krông Pách, Krông H’năng và các con suối đã và đang bị cạn kiệt, làm ảnh hướng lớn đến nguồn cung cấp nước tưới cho cây trồng, đặc biệt là đối với các diện tích lúa nước vụ hè thu 2021.

Theo nhận định của Phòng NN-PTNT huyện, trong thời gian tới nếu thời tiết trên địa bàn huyện Ea Kar không có mưa, nắng hạn kéo dài, khả năng mất trắng khoảng trên 2.000 ha lúa nước tại các xã: Cư Elang, Cư Huê, Cư Bông, Cư Yang, Ea Păl, Ea Ô. Đối với cây ngô, phần lớn diện tích đã có hiện tượng bị héo, nhất là những diện tích đang bắt đầu trổ cờ có nguy cơ giảm năng suất từ 50 - 70% và mất trắng…

ảnh
Người dân tham gia đào mương để dẫn nước chống hạn cho lúa ở xã Cư Elang.

Trước tình hình trên, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan và các địa phương triển khai thực hiện tốt những giải pháp chống hạn, đồng thời thành lập Ban chống hạn để tham mưu triển khai những giải pháp chống hạn cho các đơn vị sản xuất sử dụng nguồn nước tưới từ sông Krông Pắc, với diện tích trên 1.200 ha lúa nước.

UBND huyện cũng chỉ đạo Phòng NN-PTNT phối hợp với Chi nhánh Thủy lợi Ea Kar, Tổ sản xuất 372, Hợp tác xã Nông nghiệp thủy lợi xã Cư Elang xây dựng phương án chống hạn đối với công trình hồ Ea Rớt. Trong đó, ưu tiên đảm bảo nguồn nước tưới chống hạn cho diện tích sản xuất lúa nước tại cánh đồng 132 xã Cư Elang, cánh đồng khu vực tái định cư dự án Hồ chứa nước Krông Pách Thượng và bảo đảm nguồn nước sinh hoạt cho người dân.

 Minh Thuận


 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.