Multimedia Đọc Báo in

Nâng cao nhận thức quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng

18:12, 16/08/2021

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đến năm 2030”.

Theo đó, đến hết năm 2030, phấn đấu: 100% cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân khi tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh thuộc đối tượng 4 và đối tượng là cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư được phổ biến về nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong phòng, chống thiên tai.

100% người dân ở các xã thường xuyên xảy ra bão, lũ quét, sạt lở đất, lũ, ngập lụt, hạn hán và ít nhất 50% người dân ở các khu vực khác được phổ biến kiến thức về thiên tai và kỹ năng phòng tránh thiên tai, nhất là các loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra trên địa bàn; 100% các bậc đào tạo phổ thông trên địa bàn tỉnh đưa nội dung phòng tránh giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào một số môn học để giảng dạy; 100% số xã xây dựng và phê duyệt kế hoạch phòng, chống thiên tai phải có sự tham gia của cộng đồng; 100% hộ gia đình được tiếp nhận đầy đủ thông tin về thiên tai và thông tin chỉ đạo phòng, tránh thiên tai.

ảnh
Mưa lũ gây thiệt hại về giao thông trên địa bàn huyện Ea Kar (Ảnh minh họa)

Đề án được triển khai thực hiện ở các xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh, trước hết tập trung tại các khu vực nguy cơ rủi ro cao thuộc các xã, phường, thị trấn thường xuyên chịu tác động của thiên tai. Thời gian thực hiện từ năm 2021 đến năm 2030.

UBND tỉnh giao Sở NN-PTNT chủ trì tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện Đề án. Đồng thời, theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các sở, ngành, địa phương liên quan đến việc triển khai thực hiện Kế hoạch này nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn và phù hợp điều kiện thực tế của địa phương…

Minh Thuận


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.