Multimedia Đọc Báo in

Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên làm việc với UBND TP. Buôn Ma Thuột về công tác phòng, chống dịch COVID-19

10:38, 01/08/2021

Chiều 31-7, Đoàn công tác của Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên đã có buổi làm việc với UBND TP. Buôn Ma Thuột về công tác phòng, chống dịch COVID-19. 
Báo cáo tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND TP. Buôn Ma Thuột Đoàn Ngọc Thượng cho biết, từ ngày 17-7 đến 31-7-2021, thành phố ghi nhận 44 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 (trong đó có 2 trường hợp đã khỏi bệnh) với 18 khu phong tỏa; 372 trường hợp F1 đang cách ly tập trung; 2.896 trường hợp F2 đang cách ly tại nhà và gần 5.000 trường hợp cách ly tại nơi cư trú. Về công tác tiêm vắc xin, toàn thành phố đã tiêm được 2.756 liều mũi 1 và 275 liều mũi 2. 

Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên Viên Chinh Chiến phát biểu tại buổi làm việc

Hiện nay tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, UBND TP. Buôn Ma Thuột đề nghị Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên và các đơn vị liên quan tiến hành tổ chức tiêm vắc xin trên diện rộng cho các đối tượng: tiểu thương, tài xế, công nhân… Đồng thời tăng cường thêm nhân lực cho thành phố trong công tác truy vết, lấy mẫu test nhanh và xét nghiệm SARS-CoV-2.
Phát biểu tại buổi làm việc, Tiến sĩ Viên Chinh Chiến, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên đề nghị UBND TP. Buôn Ma Thuột chú trọng việc kiểm soát được trường hợp F1, trong đó cần chú ý truy vết triệt để các trường hợp liên quan đến ổ dịch tại nhà xe Tiến Oanh (địa chỉ 134 Hai Bà Trưng, phường Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột). Về nhân lực cho công tác lấy mẫu test nhanh, Viện trưởng đề nghị thành phố nên sử dụng lực lượng sinh viên trên địa bàn tỉnh…

Đoàn đến kiểm tra tại khu vực phong tỏa trên đường Nguyễn Trung Trực (TP. Buôn Ma Thuột)

Trong ngày, Đoàn công tác cũng tới kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các điểm phong tỏa trên địa bàn thành phố ở các tuyến đường: Tuệ Tĩnh, Ama Jhao và điểm phong tỏa trên đường Nguyễn Trung Trực.

    Kim Hoàng
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.