Multimedia Đọc Báo in

Ngày 11-10, Đắk Lắk ghi nhận thêm 62 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 và 28 bệnh nhân khỏi bệnh

17:36, 11/10/2021

Ngày 11-10, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh cho biết, Đắk Lắk ghi nhận thêm 62 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.

Trong đó, huyện Cư M’gar ghi nhận 51 trường hợp, gồm 47 trường hợp ở trong khu phong tỏa thuộc xã Ea Drơng và xã Cuôr Đăng, có yếu tố dịch tễ liên quan đến chùm ca bệnh COVID-19 ghi nhận tại chợ Cuôr Đăng; 4 trường hợp ở xã Ea H’Đinh, có yếu tố dịch tễ trở về từ Bình Dương.

Huyện Cư Kuin có 3 trường hợp đều đã được cách ly tập trung, trong đó có 1 trường hợp trú tại buôn Pu Huê, xã Ea Ktur, có yếu tố dịch tễ liên quan đến bệnh nhân BN826751 và 2 trường hợp trú tại thôn 1, xã Ea Hu, có yếu tố dịch tễ về từ TP. Hồ Chí Minh.

Huyện Krông Búk có 2 trường hợp ở xã Cư Pơng và xã Cư Kpô, đã được cách ly tập trung, có yếu tố dịch tễ về từ Đắk Nông và Đồng Nai. 

Lực lượng y tế lấy mẫu sàng lọc SARS-CoV-2 cho người dân tại thôn 8 xã Hòa Thuận, TP. BMT
Lực lượng y tế lấy mẫu sàng lọc SARS-CoV-2 cho người dân tại thôn 8 xã Hòa Thuận, TP. BMT.

Các địa phương như: phường Tân Hòa (TP. Buôn Ma Thuột); xã Krông Nô (huyện Lắk); xã Hòa Sơn (huyện Krông Bông); xã Cư Kbang (huyện Ea Súp); xã Cư San (huyện M'Drắk); xã Ea Ô (huyện Ea Kar) đều ghi nhận 1 trường hợp mắc bệnh, có yếu tố dịch tễ trở về từ các tỉnh phía Nam (TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai).

Cũng trong ngày 11-10, toàn tỉnh đã có thêm 28 bệnh nhân COVID-19 đã được điều trị khỏi, đủ điều kiện xuất viện để tiếp tục theo dõi và giám sát sức khỏe tại nhà.

Như vậy, tính đến chiều 11-10, toàn tỉnh đã ghi nhận 2.278 trường hợp mắc COVID-19, trong đó đang điều trị 693 trường hợp, 16 trường hợp tử vong và 1.569 bệnh nhân đã điều trị khỏi bệnh.

Kim Hoàng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.